Bầu gánh xưa và nay - Kỳ 2: Mỗi gánh hát là một “lò luyện thép”

Đăng lúc: Thứ sáu - 11/01/2013 22:59
Ngày xưa, mỗi gánh hát là một “lò luyện thép”. Do hợp đồng ký chặt chẽ nên giờ giấc tập tuồng rất nghiêm túc, ai đến trễ phải xin phép bầu gánh hẳn hoi, vi phạm nhiều lần có thể... hầu toà. Do ràng buộc chặt chẽ như vậy nên nghệ sĩ luôn cố làm việc thật tốt.
 
Nhà báo Trần Tấn Quốc, người sáng lập giải Thanh Tâm.

Đại ban của ông Ba Bản (cũng là chủ hãng đĩa Hoành Sơn) trụ tại rạp Thủ Đô, có nghệ sĩ Ngọc Hương và Thu An, cùng những kịch bản “đo ni đóng giày” cho nghệ sĩ, với sân khấu đại vĩ tuyến và cảnh trí lộng lẫy do được đầu tư thích đáng.

Ông Ba Bản có cách làm khác người: mỗi vở diễn mới ông đều mở cửa mời khán giả vào xem tự do, để họ về quảng cáo cho vở diễn. Đoàn Kim Chung của bầu Long có bảy đoàn hát chuyên diễn lục tỉnh, đi đến đâu là đặc kín người xem, với các giọng ca do chính ông phát hiện như Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Phụng… Mỗi đại ban đều thực hiện việc ký kết hợp đồng với diễn viên, cùng dàn tác giả giỏi tiêu biểu cho phong cách của mình, trên cơ sở thế mạnh của từng ngôi sao. Nhờ vậy, nghệ sĩ đều có bài ruột mà người khác không hát được, cũng không có hiện tượng lấy bài, giành bài của người khác, vì mọi thứ đều được kiểm soát chặt chẽ bằng pháp luật. Điều này giúp cho ngôi sao được định vị rõ ràng trong lòng khán giả. Trên cơ sở được bảo bọc, tạo cái nôi, tạo bệ phóng, nếu có tài năng thì nghệ sĩ sẽ phát triển rất nhanh. Thanh Nga, Ngọc Hương, Út Bạch Lan… mỗi người đều có cái riêng của mình, nên cách viết “đo ni đóng giày” cho từng ngôi sao giúp họ toả sáng rất nhanh.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết kể: “Ngày xưa, mỗi gánh hát là một “lò luyện thép”. Hợp đồng ký chặt chẽ, nên giờ giấc tập tuồng rất nghiêm túc, ai đến trễ đều phải xin phép bầu gánh đàng hoàng, vi phạm nhiều lần có thể phải hầu toà. Do có ràng buộc như vậy, nên nghệ sĩ luôn phải làm việc thật tốt. Ngoài thu nhập ổn định từ hợp đồng, mỗi đêm diễn nghệ sĩ còn có thu nhập riêng tuỳ theo tài năng. Nếu đại ban nào muốn mua lại đào, kép của một đại ban khác, thường phải bồi thường gấp đôi hợp đồng. Mỗi hợp đồng thường ký thời hạn hai năm, đó cũng là thời gian giúp một nghệ sĩ có thể trở nên nổi tiếng”.

 

Bầu gánh xưa luôn giữ mối quan hệ thân tình với kịch tác gia để cùng giữ gìn, chăm chút cho đường lối của gánh mình. Cách tiếp cận với nghệ sĩ cũng rất tế nhị.

 

Cũng phải kể đến vai trò của báo chí trong việc phát triển cải lương. Luôn luôn có hai hướng: những tờ báo lá cải chuyên khai thác đời tư của nghệ sĩ, và hướng báo chí chính thống gồm những cây viết tài hoa, có học, tâm huyết với sự nghiệp văn hoá nghệ thuật dân tộc. Dòng báo chí này rất đông độc giả, nghệ sĩ cũng dựa vào đây mà học hỏi để tự sửa mình. Người khai sáng giải Thanh Tâm là ông Trần Tấn Quốc, tổng biên tập Đuốc Nhà Nam, một tờ báo uy tín trong giới văn hoá nghệ thuật. Chính ông đã khai sinh trang kịch trường, xoá tan thành kiến của mọi người với cải lương. Các ký giả uy tín thời bấy giờ được chọn làm giám khảo, lặng lẽ đi coi hát, cuối năm bình chọn người sáng giá nhất. Điều này khiến bản thân nghệ sĩ và bầu gánh phải nỗ lực sáng tạo hàng ngày, liên tục, vì đâu có biết ai mà lo lót. Kết quả cũng rất đàng hoàng, chính người được giải cũng bất ngờ. Khi nghệ sĩ đã được giải, thì tiền cátsê lập tức tăng theo, uy tín phát triển.

Những bầu gánh xưa luôn giữ mối quan hệ thân tình với một nhóm kịch tác gia để cùng giữ gìn, chăm chút cho đường lối của gánh mình. Cách tiếp cận với nghệ sĩ cũng rất tế nhị, vì nghệ sĩ thường là người nhạy cảm, dễ bốc đồng. Cách sử dụng nhân tài không chỉ khai thác hết khả năng, mà còn giúp nghệ sĩ khắc phục nhược điểm. Đoàn Kim Chưởng nổi tiếng với việc chuyên đào tạo diễn viên trẻ có khả năng trở thành ngôi sao. Nhiều diễn viên đã thành danh nhờ được má Bảy Phùng Há “bẻ tay, bẻ chân”. Cách đào tạo cũng khác bây giờ. Các bầu gánh thường xuyên đi khắp miền Tây, phát hiện những người trẻ có giọng hát thiên phú, vì đây là ca kịch, nên trước tiên cần giọng hát. Bầu gánh có con mắt tinh đời lắm, nên biết ngay ai là người có tư chất và giọng ca hay. Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ – “giọng ca thần sầu một thuở” đều được phát hiện bằng mắt xanh bầu gánh.

 

Nghệ sĩ Thanh Nga.

Nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa – Bạch Tuyết.

 

Kim Yến - Ảnh tư liệu: Huỳnh Công Minh
(Theo SGTT)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 189
  • Hôm nay: 37629
  • Tháng hiện tại: 2482519
  • Tổng lượt truy cập: 48856646