Giữa mùa sen nở rộ, từ phương Nam xa xôi Lớp Cao cấp Lý luận chính trị A50 Tiền Giang vừa có chuyến đi về nguồn thăm quê Bác. Những ngày này, hàng ngàn người trên khắp đất nước cùng tụ hội về Làng Sen để bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn vô hạn đối với vị Cha già dân tộc và được đắm mình trong không gian bát ngát hương sen tinh khiết.
Theo nhiều tư liệu, đình làng là nơi thờ Thành hoàng, các vị thần thiên nhiên, người có công với làng; nơi hội họp dân; nơi nghỉ chân của người lỡ đường…
Cách thị trấn Cái Bè khoảng 3 km, đi dọc theo bờ nam sông Cái Bè dưới bóng mát xum xuê của các loại cây ăn trái xoài cát Hòa Lộc, nhãn, bưởi da xanh, cam, quýt, mận là bắt gặp ngôi nhà cổ của ông Lê Văn Xoát (số 620, tổ 18, ấp An Thạnh, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè). Đây là ngôi nhà có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, kiểu nhà rường của Huế nhưng mang đậm sắc thái Nam bộ.
Những nhà nghiên cứu đã ví von rằng: Gò Công là cánh đồng như bao cánh đồng mênh mông Nam bộ khác được tô bồi bởi phù sa của dòng sông lớn Chín Rồng, “lưu dân” đến pha mồ hôi với đất phèn trồng các loại cây thấy ăn được nên mới ở lại. Gian lao bao đời mới gầy được mảnh đất đầy ắp tình đời này. Và mỗi khi nhắc đến vùng đất Gò Công, nhiều người nghĩ về TX. Gò Công ngày nay - nơi hội tụ của nền văn minh, văn hóa lâu đời.
Thầy Nguyễn Văn Hưu (Thích Giác Thiện) cho biết: Chùa Phước Long được Hòa thượng Chánh Thành xây dựng vào năm 1921, rất rộng và khang trang, gồm 5 gian 2 chái (ngang 32 m x dài 50 m), mái ngói, cột căm xe (60 cột), vách gỗ và có khá nhiều cổ vật quý được mang từ tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp về thờ cúng tại chùa.
Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên đường thiên lý xuyên Việt.
Nằm trong chuỗi địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích “Ao Dinh”, “Đám lá tối trời”, “Đền thờ Trương Định”… ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Lăng Tứ Kiệt đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là niềm vui lớn của nhân dân trong huyện đối với một di tích gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vào giữa thế kỷ XIX.
Di tích Chiến thắng Ấp Bắc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1993. Khu di tích tọa lạc tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là công trình kiến trúc đầu tiên ở Việt Nam với 4 Thánh tích Phật giáo (còn gọi là Tứ động tâm) có nguồn gốc từ Ấn Độ và Vương quốc Nêpal. Sau hơn 16 tháng thi công, đến nay đã cơ bản hoàn thành một số hạng mục như: Chánh điện, Lầu chuông, Gác trống, Nhà khách, Khu tịnh thất hòa thượng. Dự kiến trong tháng 10-2013, Thiền viện sẽ tổ chức lễ an vị Phật và khánh thành 5 hạng mục đầu tiên.
Ngày 19-9, lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông đã diễn ra tại Lăng Ông Thủy Tướng, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Trong đợt 3 này, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công bố 6 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến nay, cả nước có 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Riêng TP. Hồ Chí Minh có 2 di sản; trong đó, có lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.
Nhân dịp Lễ Giỗ 149 năm Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định vào ngày 20-8, không ít người đã nhắc đến một người đã có đóng góp không nhỏ trong thành tựu to lớn của ông.
Những trò chơi dân gian, khoảnh khắc thiên nhiên đẹp nao lòng hay hình ảnh người lao động được vẽ điêu luyện sau những cú bấm máy.
Trong hai ngày 20 và 21-8, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng UBND huyện Cái Bè phối hợp với Tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Trường Đại học Showa Nhật Bản tổ chức Lễ hội Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè) và khánh thành 3 công trình du lịch tại làng cổ này do Tổ chức JICA tài trợ.