Tân Phước: Hoạt động Giáo dục - Đào tạo ngày càng phát triển

Đăng lúc: Thứ ba - 06/01/2015 13:49
Năm 1994, khi mới thành lập, huyện Tân Phước chỉ có 16 trường học (2 trường mẫu giáo, 10 trường tiểu học, 1 trường THCS, 2 trường PTCS và 1 trường THPT) với hơn 7.000 học sinh các cấp. Qua 20 năm, hoạt động Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) của huyện ngày càng phát triển, quy mô trường lớp đã được mở rộng, kiên cố hóa, nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp ngày càng tăng.

RÚT DẦN KHOẢNG CÁCH

Cách đây khoảng 10 năm, GD-ĐT của huyện Tân Phước được xem là “vùng trũng” của ngành GD-ĐT Tiền Giang do điều kiện khó khăn, tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, giáo viên rời bỏ bục giảng...

Dù khó khăn, nhưng huyện đã phấn đấu vượt qua, đạt được những kết quả khích lệ. 13/13 xã, thị trấn vẫn giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Những xã khó khăn nhất của huyện như: Tân Hòa Đông, Thạnh Hòa, Thạnh Tân,… bây giờ không còn cảnh thiếu lớp, thiếu thầy.

Sau nhiều năm phấn đấu, hoạt động GD-ĐT nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Trường học khang trang, lớp học sạch đẹp và những ngôi trường 2 tầng đã kết nối thành hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.

Trường Mầm non Phước Lập vừa được đầu tư xây mới.
Trường Mầm non Phước Lập vừa được đầu tư xây mới.

Thầy Nguyễn Văn Nho, phụ trách cơ sở vật chất, Phòng GD-ĐT huyện cho biết: “Năm 2014, huyện đã được đầu tư xây dựng 40 phòng học ở 4 trường: Mầm non thị trấn Mỹ Phước với 8 phòng, kinh phí xây dựng 6 tỷ đồng; xây dựng mới Trường Mầm non Phước Lập với 10 phòng, kinh phí 15 tỷ đồng; Trường Tiểu học Tân Hòa Thành B với 12 phòng, kinh phí 7 tỷ đồng và Trường THCS Hưng Thạnh, với 10 phòng, kinh phí 6,5 tỷ đồng”.

Ông Đặng Văn Tòng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tân Phước phấn khởi: “Bên cạnh việc kiên cố hóa trường lớp thì công tác tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cũng được quan tâm hàng đầu. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, huyện đã chủ động ký hợp đồng với giáo viên tăng cường về các trường vùng sâu, vùng xa, cũng như có chế độ, chính sách cho giáo viên trẻ, bố trí nhà công vụ cho giáo viên. Từ đó trình độ, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học”.

Nâng cao chất lượng dạy và học

Song song với đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao số lượng và chất lượng giáo viên thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của GD-ĐT Tân Phước đó là nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, học sinh giỏi các cấp… đều tăng dần qua từng năm.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,7%, trẻ 6 tuổi ra lớp 1 luôn đạt 100%. Tỷ lệ duy trì sĩ số và tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS dao động từ 99 - 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và đậu vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng cao.

Với phương châm: “Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học”, ngay từ đầu mỗi năm học, huyện đã phát động phong trào thi đua đến từng trường, từng giáo viên, học sinh. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học và sáng tạo.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học. Hầu hết các trường trong huyện đều được trang bị máy vi tính và nối mạng internet. Riêng đối với bậc tiểu học, trong năm đã tổ chức 21 chuyên đề dạy và học cấp huyện về môn tiếng Anh và Tin học.

Năm học 2013 - 2014, có 16/16 trường tiểu học trong huyện thực hiện dạy học theo nhóm môn. Với phương pháp mới và cách bố trí giáo viên dạy theo nhóm môn đã mang lại hiệu quả thiết thực: Áp lực về bài soạn giảm, giáo viên dạy học dựa trên sở trường và năng khiếu, có điều kiện nghiên cứu nâng cao chất lượng bộ môn. Đặc biệt, học sinh được học tập đầy đủ các bộ môn theo quy định.

Hiện nay, toàn huyện có 8 trường đạt chuẩn cấp Quốc gia. Ông Đặng Văn Tòng, Trưởng phòng GD - ĐT huyện cho biết: “Huyện chuẩn bị được công nhận thêm 3 trường đạt chuẩn Quốc gia là: THCS Tân Hòa Thành, Tiểu học Thạnh Mỹ, Mần non thị trấn Mỹ Phước.

Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt học tốt”, thực hiện những giải pháp lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT”.

Mai Hồng
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 204
  • Khách viếng thăm: 203
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 34750
  • Tháng hiện tại: 2479640
  • Tổng lượt truy cập: 48853767