Loãng xương rất đáng ngại

Đăng lúc: Thứ năm - 19/03/2015 10:07
Thời gian gần đây, bệnh loãng xương bắt đầu được nhiều người biết đến. Nó như một bệnh lý nguy hiểm, nhưng vẫn chưa có nhiều bệnh nhân tích cực điều trị.

HƠN NỬA SỐ NGƯỜI GIÀ BỊ GÃY XƯƠNG

Hình ảnh lưng còng và cơ thể thấp, nhỏ lại là hình ảnh thường thấy của người già, nhưng ít khi chúng ta nghĩ rằng tình trạng còng lưng, người thấp xuống của người già có nguyên nhân là do bệnh lý loãng xương.

Vận động thể lực vừa sức, đều đặn rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Ảnh: huỳnh ngọt
Vận động thể lực vừa sức, đều đặn rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Ảnh: Huỳnh Ngọt

Loãng xương là căn bệnh về xương phổ biến nhất ở con người. Nguy cơ loãng xương rình rập mọi người, nhưng do bệnh diễn biến âm thầm nên ít khi được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bác sĩ CKII Lê Thúy Phượng, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh giải thích: “Xương là một thực thể sống. Mỗi ngày cơ thể chúng ta phân hủy các phần xương lão hóa và thay bằng xương mới. Khi chúng ta già đi, lượng xương bị phân hủy sẽ nhiều hơn lượng tái tạo, do đó chúng ta thường bị mất xương khi già đi và đó là điều tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách giữ cho xương luôn khỏe mạnh, chúng ta có thể sẽ mất nhiều xương và bị loãng xương”.

Nhiều người bị yếu xương nhưng không hề biết. Đó là do xương bị mất quá nhiều trong một thời gian dài mà người bệnh không hề bị đau đớn gì. Ở nhiều người, gãy xương là triệu chứng đầu tiên cho thấy họ bị loãng xương. Khi bị loãng xương, xương sẽ yếu đi và dễ bị gãy. Những người bị loãng xương thường bị gãy xương, nhất là tại các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi…

Khi bị gãy xương sẽ làm cho người bệnh mất khả năng lao động hay giảm khả năng đi đứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù gãy xương đốt sống là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh nhân loãng xương, nhưng có tới 70% người mắc không phát hiện và chỉ khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện, qua chẩn đoán một cách ngẫu nhiên.

Nghiên cứu của BS CKII Lê Thúy Phượng và CN Nguyễn Thị Thu Thủy về tỷ lệ gãy xương đốt sống thắt lưng và các yếu tố nguy cơ ở người lớn tuổi tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh vào năm 2014 cho thấy kết quả rất đáng ngại.

Khảo sát được tiến hành ngẫu nhiên đối với bệnh nhân nam, nữ từ 60 tuổi trở lên. Kết quả tỷ lệ gãy xương đốt sống ở nam là 55% và nữ là 67%, tỷ lệ gãy xương có xu hướng tăng theo độ tuổi. Điều này cho thấy, loãng xương là gánh nặng y tế đối với nước ta, nhất là trong điều kiện số người cao tuổi đang tăng nhanh.

CẦN PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM

Loãng xương là một bệnh lý về xương nguy hiểm và có tầng suất mắc cao trong cộng đồng, do đó cần được quan tâm và tầm soát để điều trị kịp thời.

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy, việc điều trị đã làm tăng khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gãy xương, giảm các nguy cơ gãy xương... nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt. Ở người có tuổi, cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (đặc biệt là can-xi) và đạm trong khẩu phần ăn, vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất đều bị hạn chế.

Sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả can-xi và đạm cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 - 1.000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).

Vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời cũng là việc làm tốt để cải thiện và phòng ngừa bệnh. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa...) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu can-xi và đạm.

Đối với người lớn tuổi, cần hết sức tránh bị té ngã, vì khi xương đã bị loãng, gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, mà khi gãy lại rất khó liền. Việc nằm bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý khác.

Thủy Hà
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 214
  • Khách viếng thăm: 211
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 13127
  • Tháng hiện tại: 2512513
  • Tổng lượt truy cập: 48886640