Gò Công Tây ngày càng nhiều mô hình kinh tế mới

Đăng lúc: Thứ tư - 14/04/2010 04:42
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Gò Công Tây ngày càng xuất hiện nhiều phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi về nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt năng suất chất lượng cao. Nhiều mô hình VAC, VACR có hiệu quả được nhân rộng để nông dân trong và ngoài huyện đến tham qua, học tập như mô hình nuôi cá sấu của anh Tài tại ấp Long Bình, xã Yên Luông, mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa của anh Đức tại ấp Thạnh Thới, xã Vĩnh Hựu, mô hình nuôi nhím, mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế của chị Thu tại ấp Bình An xã Vĩnh Hựu. Có thể nói đây là những mô hình chăn nuôi mới lạ, nhưng do được tìm hiểu kỹ, công đầu tư chăm sóc cao, thị trường đầu ra ổn định nên đa số đều đem lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi. Về lâu dài các hộ nông dân khác có thể đầu tư áp dụng cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, Ngành Nông nghiệp huyện cũng đã quan tâm tới việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, các kiến thức sản xuất tiến bộ cho bà con nông dân. Tính trong năm 2009, huyện đã tổ chức 381 buổi tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm mới, chương trình 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật IPM trên rau màu, phòng ngừa dịch bệnh. Theo thống kê, hiện tại hơn 90% nông dân trong huyện Gò Công Tây đã áp dụng các kỹ thuật trồng lúa theo khoa học, nhất là áp dụng mô hình "3 giảm 3 tăng", vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa đảm bảo an toàn môi trường, hay như kỹ thuật sạ hàng, sạ lúa né rầy đúng theo lịch trình quy định của Ngành Nông nghiệp, cộng với giá lúa được bình ổn khá cao như hiện nay thì đa số người trồng lúa đều có lãi nhiều hơn so với trước đây.

Hiện toàn huyện Gò Công Tây có 4 hợp tác xã, 41 tổ hợp tác. Nhìn chung các hợp tác xã đều hoạt động ổn định, có lãi cho bà con xã viên. Trong năm 2009, toàn huyện Gò Công Tây có 22.416 hộ đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt tỷ lệ 90,28% hộ nông nghiệp.  Cuối năm, qua bình xét có 6.551 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó nhân tố mới là 832 nông dân, chiếm 12,7% so với tổng số hộ, đạt danh hiệu cấp cơ sở có 3.617 nông dân, đạt danh hiệu cấp huyện 2.030 nông dân, danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh là 897 nông dân, cấp trung ương là 7 nông dân. Điểm đáng quý hơn cả là những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong huyện đã cùng nhau giúp đỡ, san sẻ kinh nghiệm cho trên 1000 hộ nông dân nghèo khác trong huyện bằng kinh nghiệm, phương thức làm ăn, cho mượn con, cây giống, vốn sản xuất... với tổng tri giá trên 1,1 tỷ đồng.

Điểm nổi bật trong mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện thời gian gần đây là mô hình đan lát thủ công các sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu phát triển khá mạnh. Tại huyện hiện có trên 20 cơ sở sản xuất đan lát thủ công thu hút gần 1500 lao động nhàn rỗi tại khu vực nông thôn. Mô hình này cũng đã được ngành lao động thương binh xã hội huyện hỗ trợ tổ chức hơn 10 lớp dạy nghề cho trên 500 chị em tham gia học tập trong năm qua. Có thể nói đây là một nét mới trong việc giải quyết lao động nông thôn mang lại thu nhập ổn định.

Kim Lan
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 223
  • Khách viếng thăm: 222
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 16257
  • Tháng hiện tại: 2461147
  • Tổng lượt truy cập: 48835274