Tiền Giang: Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông lâm, thủy sản

Đăng lúc: Thứ tư - 14/04/2010 04:56
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Toàn tỉnh hiện có 182.720 ha đất nông nghiệp, chiếm 75% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: diện tích gieo trồng lúa 246.428 ha, sản lượng lúa đạt trên 1,3 triệu tấn; diện tích cây ăn trái 67.603 ha, sản lượng đạt 958.095 tấn; diện tích rau màu 34.172 ha, sản lượng đạt 555.551 tấn; diện tích nuôi thủy sản 12.499 ha và 1.649 bè cá (tổng dung tích 147.478 m3), sản lượng 107.808 tấn; tổng số tàu cá là 1.446 chiếc/259.218 CV, sản lượng khai thác là 78.503 tấn. Tuy nhiên, vấn đề tổn thất sau thu hoạch đối với nông lâm, thủy sản là rất lớn - theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể như:

Đối với sản xuất lúa, tổn thất về sản lượng, chất lượng trong và sau thu hoạch ở tỉnh là khoảng 11,5%, tương ứng với giá trị tổn thất là 622 tỷ đồng (giá trị hiện hành của sản xuất cây lúa theo Niên giám thống kê năm 2008 là 5.904 ngàn tỷ đồng). Tổn thất tập trung ở các khâu: thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, xay xát và chế biến. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất còn nhỏ lẻ, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch và phơi sấy còn thấp; phương pháp, hệ thống kho bảo quản còn thiếu, lạc hậu,...

Đối với rau màu và cây ăn trái, tổn thất về sản lượng, chất lượng là khoảng 15%, tương ứng với giá trị tổn thất khoảng 960 tỷ đồng (giá trị hiện hành của rau màu và cây ăn trái theo Niên giám thống kê năm 2008 là 6.397 tỷ đồng). Tổn thất tập trung ở các khâu: thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; chưa có sự gắn kết giữa người sản xuất với người phân phối, chế biến, tiêu thụ; công nghệ bảo quản còn lạc hậu, hệ thống nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản còn rất ít.

Đối với thủy sản, tuy có giá trị kinh tế cao nhưng dễ bị phân hủy làm giảm nhanh về chất lượng và phẩm cấp. Tỷ lệ tổn thất chung vào khoảng 14%, trong đó chủ yếu trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản (khoảng 20%) tương ứng với giá trị tổn thất khoảng 496 tỷ đồng (giá trị hiện hành theo Niên giám thống kê năm 2008 là 4.133 tỷ đồng). Tổn thất tập trung ở các khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do sản xuất nhỏ lẻ; công nghệ, thiết bị bảo quản còn lạc hậu; kết cấu hạ tầng các vùng nuôi còn khó khăn; hệ thống thu mua còn ít, thời gian bảo quản trên biển quá lâu.

Từ những thực trạng và đánh giá nêu trên, tỉnh Tiền Giang đề ra kế hoạch  thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm từng bước hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và nâng cao thu nhập của nông dân như sau:

Đối với lúa, gạo, giảm mức tổn thất từ 11,5% hiện nay xuống còn dưới 9% vào năm 2015 và dưới 6% vào năm 2020.

Đối với rau màu và cây ăn trái, giảm tỷ lệ mức tổn thất từ 15% hiện nay xuống còn dưới 12% vào năm 2015 và còn dưới 8 % vào năm 2020.

Đối với thủy sản, giảm tỷ lệ mức tổn thất từ 14 % hiện nay xuống dưới 12% vào năm 2015 và dưới 9 % vào năm 2020.

Giải pháp thực hiện

Đối với sản xuất lúa gạo, xây dựng "Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Tiền Giang 2011-2015", nhằm thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt trên 35% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại máy sấy có qui mô phù hợp, nhằm đảm bảo từ năm 2015 trở đi năng lực sấy lúa đạt trên 60% tổng sản lượng lúa thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng chế biến gạo thành phẩm bằng việc áp dụng các qui trình và thiết bị xay xát, lau bóng, tuyển chọn gạo với hiệu suất cao để phấn đấu tăng tỷ lệ gạo 5% tấm xuất khẩu đạt mức 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

Đối với rau màu và cây ăn trái, hỗ trợ duy trì và mở rộng diện tích sản xuất rau màu, cây ăn trái theo quy trình GAP (Global GAP, Viet GAP) cho các vùng rau màu chuyên canh, các vùng chuyên canh trái cây; hình thành vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 10% và đến năm 2020 có trên 30% diện tích được chứng nhận theo quy trình GAP. Ưu tiên lựa chọn, tiếp nhận và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ tiên tiến như: bọc màng chống thấm, ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng bằng nước nóng đối với các loại rau quả tươi xuất khẩu. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống nhà sơ chế tại các chợ đầu mối, các vùng sản xuất rau quả chuyên canh của tỉnh.

Đối với thủy sản, hỗ trợ, khuyến khích tiếp nhận, chuyển giao công nghệ bảo quản đông, công nghệ  bảo quản sản phẩm tươi sống, đặc biệt là đối với các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích phát triển thêm các loại tàu dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác trên biển, nhất là ở vùng biển xa bờ nhằm hạn chế sự sụt giảm phẩm cấp sản phẩm khai thác do phải lưu giữ, bảo quản dài ngày trên biển. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi thủy sản tập trung đảm bảo cho việc lưu thông, vận chuyển thủy sản dễ dàng trong quá trình thu hoạch.

Ngoài ra, tỉnh tăng kinh phí sự nghiệp khuyến nông hàng năm cho lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch và áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất thoát sau thu hoạch đối với nông lâm, thủy sản, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Văn Nhã
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 182
  • Khách viếng thăm: 180
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 45756
  • Tháng hiện tại: 2278306
  • Tổng lượt truy cập: 46245539