Số lượng doanh nghiệp mới thành lập tại Tiền Giang ngày càng tăng

Đăng lúc: Thứ tư - 14/04/2010 04:45
Từ khi có Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký tại tỉnh Tiền Giang liên tục tăng nhanh. Trong 7 năm qua đã có 2.784 doanh nghiệp mới đăng ký, nâng tổng số doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến cuối năm 2009 lên 3.795 doanh nghiệp. Đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm liên tục tăng, năm 2006 có 344 doanh nghiệp mới thành lập, năm 2007 có 424 doanh nghiệp mới thành lập, đến năm 2008 có đến 471 doanh nghiệp, năm 2009 có thêm 550 doanh nghiệp mới. Tình hình trên làm gia tăng đáng kể số doanh nghiệp mới tại tỉnh, chỉ trong 4 năm 2006-2009 đã có 1.789 doanh nghiệp mới thành lập, tăng 44% về số lượng doanh nghiệp thành lập so với giai đoạn 2001-2005. Dự kiến có 2.400 doanh nghiệp mới được thành lập trong giai đoạn 2006-2010, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 5 năm trước.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, lượng vốn đầu tư hàng năm của các doanh nghiệp thành lập mới cũng liên tục tăng nhanh, năm 2002 lượng vốn đăng ký 228 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 378 tỷ đồng, năm 2007 là 2.659 tỷ đồng, và năm 2008 đạt mức cao nhất với 3.435 tỷ đồng. Từ cuối năm 2008, do tình hình suy giảm kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước và tỉnh nhà, nhà đầu tư e ngại nguy cơ rủi ro nên không đầu tư vốn quy mô lớn vào doanh nghiệp, lượng vốn đăng ký năm 2009 tuy có giảm nhưng vẫn đạt trên 2.300 tỷ đồng.

Tính chung tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới trong 4 năm 2006-2009 đạt 8.450 tỷ đồng, gấp đến 6 lần giai đoạn 2001-2005, dự kiến tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới trong thời kỳ 2006-2010 là 11.600 tỷ đồng, cao gấp 8 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2002-2009 là 7.948 tỷ đồng, cao gấp 16,7 lần so với lượng vốn đăng ký của thời kỳ 6 năm trước (1996-2001).

Đáng chú ý là quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp đang tăng dần, từ bình quân 1,05 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2002 tăng lên 1,35 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2005 và 7,29 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2008. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp mới trong năm 2009 và dự kiến 2010 vẫn đạt mức 4,2 tỷ đồng.

Bên cạnh việc gia tăng số lượng doanh nghiệp và lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp mới, tình hình đăng ký bổ sung vốn để mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hiện có cũng tăng lên, trong 4 năm 2006-2009 có 917 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề và vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký bổ sung khoảng 3.344 tỷ đồng, gấp 6 lần lượng vốn so với 5 năm 2001-2005, dự kiến lượng vốn đăng ký bổ sung trong cả thời kỳ 2006-2010 là 3.500 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với cùng kỳ 5 năm trước.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bên cạnh sự phát triển về số lượng và quy mô vốn, các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, các loại hình quản lý doanh nghiệp cũng phát triển đa dạng. Đa số doanh nghiệp thành lập mới phần lớn đều hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực như chế biến công nghiệp, chế biến nông, thủy hải sản, kinh doanh tổng hợp.

Từ năm 2005 đến nay, tại tỉnh đã bắt đầu xuất hiện một số doanh nghiệp quy mô lớn, đã có 32 doanh nghiệp (gồm 16 công ty cổ phần và 16 công ty TNHH) có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng, trong đó có 9 doanh nghiệp (gồm 6 công ty cổ phần và 3 công ty TNHH) có quy mô trên 100 tỷ đồng.

Thời kỳ trước năm 2000 doanh nghiệp tại tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, từ sau năm 2000 đến nay, số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ngày càng tăng, đặc biệt quy mô vốn của các doanh nghiệp thuộc hai loại hình này đến cuối năm 2008 đã cao hơn đến 1,5 lần so với tổng lượng vốn của các doanh nghiệp tư nhân.

Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 3.795 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 13.850 tỷ đồng. Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân chiếm 74% về số doanh nghiệp và 21% vốn đăng ký, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 23% về số doanh nghiệp và 41% về vốn đăng ký, công ty cổ phần tuy chỉ chiếm 3% về số doanh nghiệp nhưng chiếm tỷ trọng đến 38% trong tổng vốn đăng ký.

Công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh:

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo quy định tại Điều 161 của Luật Doanh nghiệp và trách nhiệm quản lý theo phân cấp tại Khoản 3, Điều 162 của Luật Doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã từng bước chấn chỉnh lại việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thực hiện quản lý doanh nghiệp từ khi thành lập, trong quá trình hoạt động, đến khi chấm dứt hoạt động kinh doanh để giúp các doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đúng pháp luật; kịp thời tháo gỡ khó khăn, uốn nắn những sai lệch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định.

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh tại địa phương được thực hiện với các nội dung sau:

- Tỉnh tập trung rà soát, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nhằm định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh. Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch của tỉnh đều được công khai trên các báo đài, website của tỉnh để các doanh nghiệp tiếp cận và bình đẳng nhau trong khai thác các cơ hội đầu tư. Để hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, về thị trường, về thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập các trung tâm xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp như: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; đây là các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từng bước đã được các ngành và địa phương chú trọng thực hiện, việc phối hợp giữa các ngành và địa phương trong tiếp nhận và triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hoá thông qua việc ban hành các Quy chế phối hợp như: các Quy chế phối hợp trong quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Quy chế phối hợp liên ngành trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc triển khai thực hiện các quy chế phối hợp đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục đầu tư, kinh doanh, giảm được thời gian và chi phí cho các thủ tục hành chính.

- Công tác thẩm tra đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện được các ngành phối hợp thực hiện khá tốt, đa số các dự án thuộc diện thẩm tra được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh đã chủ động phối hợp, trao đổi, góp ý trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư, qua đó đã từng bước cải tiến quy trình thủ tục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

PĐAL
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 193
  • Khách viếng thăm: 183
  • Máy chủ tìm kiếm: 10
  • Hôm nay: 28688
  • Tháng hiện tại: 2261238
  • Tổng lượt truy cập: 46228471