(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi bút ký khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2022)
Anh Nguyễn Lớp từ xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam nhắc tôi qua tin nhắn zalo: Mầy liên lạc với Tư Rổ và Sáu Tầm hẹn gặp nhau một bữa coi, gần một năm rồi, nhớ mấy thằng chả quá trời! Tôi ậm ừ cho qua chuyện, chứ liên lạc với mấy cha thương hồ trôi vôđịnh trên sông thì trần thân, nhất là cha nào cha nấy máu hồ hải phiêu bồng đầy trong người, trôi là trôi biệt xứ, chừng nào có mặt thì mới biết rằng cònđang tồn tại.
Tư Rổ lại không thích dung nạp cái mới, điện thoại “cùi bắp”, mất mấy phím bấm và nịch hai ba cọng thun, sóngđiện thoại yếu lên yếu xuống vẫn không chịu bỏ. Biểu,ông mua cái điện thoại cảm ứng rẻ rẻ xài,để dễ bề liên lạc,ổng phủi ngang: Có cáiđiện thoại cùi... mít này cũng chỉ biết “nghe gọi chọi đập”, mầy xúi tao mua cái thứ quẹt quẹtđó, chừng nào mới biết sử dụng? Tư Rổ lập dị tới mức khó chịu, không đi xuồng máy màđi xuồng chèo, không bắt loa rao “công nghiệp” như người ta, mà thích rao miệng, rao “cổđiển”, anh nói, rao miệng khách hàng có cảm tình hơn. Mẹ bà, người ta đang ngủ trưa mà mầy léo nhéo những thứ được lập trình sẵn, ai mà không bực mình? Rao miệng mầy tiết chếđượcâm thanh và làm chủ được thời gian mời gọi khách hàng.Cho nên, liên lạc được với anh Tư Rổ là không hề đơn giản.Họ, những người trôi dạt trên sông để mưu sinh, mỗi người một thân phận, mỗi người một cá tính, cái họ có chung làkiếp thương hồ lênh đênh trên các dòng sông miền Tây buôn bán những mặt hàng mà gần như người dân thời hiện đạiđang dần muốn “khai tử” nó; cái họ có chung là những chuyếnđi dài ngày, những mưa gió bão bùng, là gạo chợ nước sông, là nỗi buồn trôi dạt tứ xứ. Nguyễn Lớp bán lá dừa khô, Tư Rổ bán thúng, rổ, xàng, nia... toàn làm bằng thủ công từ tre trúc, Sáu Tầm bán cà ràng, nồi, chảo... làm bằng đất sét nung. Họ lòn lách vào tận vùng sâu vùng xa, những con sông, con kinh, con khém nhỏ của miền Tây để tìm khách hàng. Trướcđây chục năm, họ kiếm sống khoẻ re, vì nhu cầu những vật dụng bằng thủ công còn rất lớn, nhất là vùng châu thổ này. Gầnđây, tất cảđã được nhựa hoá, nhôm hoá, i - nox hoá, rồi thì bếp ga đại trà, lá dừa khô để nhóm lửa, công dụng duy nhất này của loại lá đặc trưng Bến Tre cũng dần bị đẩy lùi vào dĩ vãng khi bếp củiít (nếu không muốn nói là không) cònở chái bếp của những gia đình nông thôn miền Tây Nam bộ! Và, gầnđây nhất, hai biến cố lớn xảy ra khiến cho người dân cả nước nói chung, ngườidân Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng. Cuối năm 2019, đầu năm 2020những con sông cuối nguồn sông Mekong “phát bệnh”, một cơn bệnh thập tử nhất sinh: Hạn mặn! Mười trên mười ba tỉnh thànhở Đồng bằng sông Cửu Long bị nước biển xâm mặn. Ranh giới độ mặn là 4gam/lítđã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bịảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha. Rồi hai năm sau, khi cơn “bệnh” hạn mặn khu vực này chưa kịp phục hồi, thìđại hoạ toàn cầu lại xảy ra, dịch Covid - 19 hoành hành khắp hành tinh, người dân miền Tây cũng không nằm ngoài thảm kịch y tếkinh hoàngđó. Sẽ có người hỏi: Ủa, nước mặn và thảm hoạ Covid - 19 thìảnh hưởng gì tới dân thương hồ? Sao không! Mọi sinh hoạt của người dân vùng này gần như bịđảo lộn sau hai biến cố lớn có thờiđiểm gần sát nhau. Cây trái, lúa gạo bị nước mặn làm cho thiệt hại hết một phần ba diện tích, rồi cao điểm của dịch Covid - 19 là Chỉ thị 16, tất cả hoạt động bình thường của xã hội bị ngưng trệ với một thời gian kéo dài, cuộc sống của người người, nhà nhà tê liệt thì thương hồ buôn bán cho ai? Nhắc lại chuyện này trong một bữa ngồi uống trà gầnđây, anh Lớp nhăn mặt: Phải nói là kinh hoàng, mầy nhắc lại tao còn nổi gai ốc nè. Mà dân thương hồ tụi tao chỉ buôn bán ế thôi, chứ cuộc sống trôi nổi dưới sông không phải thấp thỏm như trên bờ. Gạo với đồăn khỏi lo, cứ mắm sống và khô mần tới. Tụi tao còn được cái tự do... nhậu thoải mái mà không phải sợ cấm tụ tậpđông người như trên bờ... Là anh nói vui, để ghẹo tôi, thực tế, hơn một năm qua, con sông ngang nhà tôi vắng tênh bóng thương hồ.
Trong nhóm ba người là dân thương hồ tôi chơi thân, tôi quen anh Nguyễn Lớp đầu tiên. Lúcđó nhà tôi có tiệm tạp hoá nhỏ, tháng nào anh Lớp cũng chạy ghe ngang ghé bỏ mối lá dừa khô cho tôi, thành thân. Anh nói, lá dừa khô chỗ tao rẻ mạt, nó rụng đầy vườn không ai thèm rọc, mưa nắng mục hết trơn. Nghe đồn miệt này (tôi cùng tỉnh Bến Tre với anh nhưng chỗ tôi chỉ trồng cây ăn trái và hoa kiểng), và miệt trên (ý nói vùng trồng lúa) nhu cầu sử dụng lá dừa khô còn nhiều, nên tao bàn với chị mầy, chịu khóđi gom lá dừa khôđang thừa mứaở quê nhà chởđi bán kiếm chútđỉnh tiền xoay sở cho mấy đứa nhỏđi học, chứ hai công vườn dừa cho năm sáu miệng ăn chịu sao thấu. Mới đầu dân người ta cho, nhưng dần thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, họ bán rẻ, giờ thì tao chính thức làmđại lý thu mua rồi chởđi bỏ mối khắp nơi. Kiếm sống được không à? Khoẻ re! Cóđiều...
Và anh bộc bạch nỗi lòng của mình về sự bỏ lửng ở trên vào một cuộc đốiẩm giữa tôi và anh trong một buổi chiều muộn.Anh từng là công an viên của xã, được cho đi học một lớp Trung cấp Pháp lý tại chức do tỉnh mở, cơ hộiđể anh thăng tiến trong ngànhđang mở rộng. Thờiđiểm này, có thể xem anh là đối tượng cơ cấu nguồn, là “lãnhđạo” tương lai ở cấp cơ sở.Nhưng rồi, đột nhiên anh làmđơn xin nghỉ việc với lý do “vì hoàn cảnh gia đình”. Bạn bè, đồng nghiệp, người thân tiếc cho anh vì cái chức phó và trưởng công an xã (có thể còn cao hơn)đang trong tầm tay anh.
- Nếu còn tại vị dám giờ anh đã trở thành mộtông quan huyện rồi, tôi đâu có cơ hội ngồi uống rượu với anh – Tôi đùa. Anh Lớp cười buồn.
- Có những chuyện chỉ người trong cuộc mới biết, mới hiểu, tao không tiện kể cho mầy nghe để mầy... dao động rồi hoài nghi này nọ, mất công (anh cười trêu tôi). Và,nếu tao bám theo ngành, chấp nhận thoả hiệp với cái xấu để mưu cầu danh vọng, vật chất, có khi bây giờ không có dịp ngồiđây tâm sự với mầy màở trong... khám, hổng chừng!
Tôi nhìn sự nghiêm túcở gương mặt anh, và tôi tin là anh nói thật. Tôi không dám khai thác thêm những biến chuyển tâm lý của anh vào thời điểm anh xin nghỉ việc để về làm một công dân bình thường, và nghĩ, cứ để anh giữ nó cho riêng mình thì hay hơn. Sau một thời gian ngắn cởiáo từ “quan”, anh bắt đầu làm quen với thương hồ nhưđã kểở trên. Bôn ba từ Vĩnh Long, qua Đồng Tháp rồi Long An chỉ để bán một sản phẩm duy nhất: La dừa khô, thứ màở quê anh nhiều người cho là phế phẩm! Khác với Tư Rổ, Nguyễn Lớp lại thích “chơi nổi”, anh dung nạp cái mới, cái hiện đại một cách tự nhiên. Điện thoại iphon thời thượng, chạy ghe máy dầu, loa công xuất cao được lập trình sẵn... Trong một cuộc nhậu chung, Tư Rổ cằn nhằn: Mầy bắt cái loa nhỏ nhỏ thôi, Lớp, bắt gì như hội chợ ai mà chịu nổi. Anh Lớp cười run mặt: Ông lúa không lòi hột gạo. Thầy chùa giờ người ta ra đường còn chạy xe tay ga, chơi iphon đời mới nhất kìa, cònông, cứ như người... tiền sử. Tôi quan sát phản ứng của Tư Rổ, nét mặt rất bình thường, an nhiên, không một chút tỏ ra khó chịu khi bị đồng nghiệp “mạt sát”. Tư Rổ là vậy, phảnứng cái gì cũng chậm chạp, điềm tỉnh và là người luôn hoài cổ. Dù tính tình có chút cựcđoan, nhưng là người trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng và bạt mạng khi đề cặp tới những vấn đề nhạy cảm của thờiđại, của thế thái nhân tình. Tư Rổ là biệt danh, chứ tên thật anh là Nguyễn Văn Tư, quêở Nha Mân, Đồng Tháp. Anh theo thương hồ từ nhỏ, cha mẹ anh trước chở lúa từ Đồng Tháp xuống Bến Tre, Vĩnh Long, nơi chỉ trồng cây ăn trái, hoa kiểng, để bán rồi mua trái cây chở về vùng trồng lúa bán lại. Khi thị trường trái cây và lúa bão hoà vì phương tiện giao thông được mở mang thuận lợi, cha mẹ anh chuyển sang mua bán các loại gia dụng bằng tre nứa lấy mối từ An Giang. Cha mẹ anh lần lượt qua đời, anh đã “kế tục sự nghiệp” của gia đình, và trở thành một thương hồ chuyên nghiệp. Anh gặp vợ anh trong một chuyến bổ hàngở Thoại Sơn, chị là thợđan rổ lành nghề. Hai người kết duyên, giờ thì anh không cònđi bổ hàng nữa mà do chính chị gia công tại nhà để anh chởđem đi bán. Tên Tư Rổ, ngoài cái cách người dân miền Tây gọi theo ngành nghề của người bán, như: bà Hai Hột Gà, bà Năm Trầu, ông Bảy Hủ Tiếu... thì còn do mặt Tư Rổ đầy... Rổ. Đó là hậu quả của một cơn bệnh trái rạ hồi nhỏ. Bên trong gương mặt có chút “khó nhìn” của Tư Rổ là một tâm hồn nhạy cảm, thiện lương, nó khác hoàn toàn với sự bạt mạng khó kiểm soát khi anh phảnứng với những mặt trái của xã hộiđương thời. Chèo ghe tớiđâu thấy có xác súc vậtchết trôi nổi trên sông, anh cũng vớtđem lên bờ kiếm chỗ chôn hoặc thiêu, anh nói, nó sẽ làmô nhiễm nguồn nước mà phầnđông người dân miền Tây đang sử dụng.Đi tớiđâu, nghe có người nghèo khổ, cơ nhỡ, bệnh hoạn, anh cũng ghé lại hỏi thăm từng hoàn cảnh rồi chia sẻ với họ chútđỉnh tiền lời trong chuyếnđi buôn của mình với những người kém may mắn. Có lần, anh biết tin một gia đình nghèo có cả vợ lẫn chồng bị tử nạn vì tai nạn giao thông trong khi đứa con còn nhỏ thì may mắn thoát chết, anh bật khóc ngon lành. Anh nhờ tôi gửi hai triệu tiền lời trong hơn một tháng bươn chải buôn bán trên sông để mua hòm gương cho gia đình người xấu số.Anh nói trong buồn bã: Cóđi nhiều nơi, có “lủi” vào vùng sâu vùng xa, cóvào tận cùng ngõ ngách của cuộc sống mới thấy dân mình còn nhiều người khổ, thậm chí rất khổ. Mẹ bà nó, vậy chứ một bộ phận quan tham chúng sống xa hoanhư vua chúa, nhà lầu, xe hơi, biệt phủ, đấtđai giá trị tỉ tỉ, chúngăn uống và sống vương giả trên mồ hôi nước mắt của dân nghèo. Mỗi lần anh bức xúc như vậy, gương mặt anh giãn ra với những biểu cảm rất lạ. Lúc ngồi nhậu chung, khi thấy Tư Rổ “nổi cơn buồn thế sự” thì Sáu Tầm lầm bầm: Mặtông lúc giận lên nó ghê ghê sao đó, ngộ lắm!
Trong ba người bạn thương hồ tôi chơi thân, thì Sáu Tầm là người kiệm lời nhất. Gương mặt Sáu Tầm luôn đăm chiêu, trầm ngâm và buồn thăm thẳm. Bữa Sáu Tầm lần đầu tiên ghé ghe tại cầu bến nhà tôi đậu nhờđể lên bờ tìm mua những vật dụng cần thiếtở tiệm tạp hoá, tôi thiếu thiện cảm ngay với khuôn mặt lầm lì của anh, gương mặt mà dân miền Tây hay gọi“trù chủ”. Chiều, anh nói trổng với tôi: Cho đậu nhờởđây mộtđêm nghen. Hơi bực, nhưng nhìn anh lụcđục nhóm lửa bằng chiếc lò xô cũ kĩ, tắt lên tắt xuống để chuẩn bị cho bữa cơm chiều, tự nhiên tôi thấy chạnh lòng. Anh đơn độc như một cánh chim lạc loài vào buổi chạng vạng trời nhiều mây. Rồi nhìn cái rèm rách bươm của anh, những cái cà ràng, chảo, nồi bằng đất nung, sản phẩm anh đem bán, như có thể rã ra bất cứ lúc nào nếu trời đổ một cơn mưa lớn, tự nhiên tôi thấy thương anh, thương cuộc mưu sinh đầy may rủi và khắc nghiệt trên sông của dân thương thương hồ. Tôi đưa miếng mủ ni long cũ của mình cho anh bảo đậy những sản phẩm buôn bán của anh đi, kẻo mưa ướt hết. Anh nhìn tôi thăm dò rồi buông hai chữ lạnh lùng: Có rồi! Và mưa, một cơn mưa thật lớn kèm những đợt giông mạnh. Tôi lo ngại nhìn xuống sông, hìnhảnh anh co ro trong chiếcáo mưa nhỏ khiến tôi xót xa. Tôi đưa tay ngoắc anh, chân thành. Anh đứng dậy lảođảo lên bờ bước vào nhà tôi, ướt sủng. Mẹ tôi đưa cho anh cái khăn kèm theo một câu cảm thán: Tội dữ không! Tôi biết anh chưa kịp nhóm lửa nấu cơm thì mưa tới, nên sẵn dọn cơm ra bàn, mời anh cùngăn, anh ngần ngại nhìn tôi, mẹ tôi thật tình: Ăn chút cơm với nóđi cậu, mưa này biết chừng nào tạnh. Tôi giả bộ “dụ” anh: Trời mưa gió vầy, làm vài ly cho ấm hén? Lần đầu tiên từ lúc gặp tới giờ tôi mới thấy gương mặt anh “sáng” lên một chút, và tôi hiểuđiềuđó như một cái gật đầu trước lời đề nghị của tôi.Không ngờ, sau một câu “mời lơi”, buổi tối hôm đó tôi được “đãi” lại một câu chuyện đời nhiều bi kịch của anh. Anh kể, chậm rải: Quê anh ở gần thị trấn Cái Nhum, Mang Thít, Vĩnh Long. Mẹ anh sinh anh ra trong buồn tủi, ngườiđànông làm mẹ anh mang thai đãcao chạy xa bay, trong khi vì sỉ diện gia đình, ngoại nuôi của anh đãđuổi mẹ ra khỏi nhà lúc anh còn chưa chào đời. Mẹ anh bịông bà ngoại ruột (cũng là dân thương hồ), vìđông con mà phải bánđi nhữngđứa lớn nhất để lấy tiền nuôi những đứa nhỏ hơn. Cho nên, anh lớn lên trong bất hạnh, bẽ bàng, bị người đời xa lánh, dèm pha, khinh bỉ. Không anh chị em ruột, không biết quê nội, quê ngoại làđâu, nói chung ngoài mẹ anh ra, anh không còn bất cứ người thân nào trên cuộc đời này. Rồi mẹ anh dành dụm được mớ tiền, mua chiếctam bản nhỏ để mưu sinh bằng nghề buôn bán các vật dụng bằng đất sét nung. Anh được gởiở nhà một người quen đểđi học. Thật cay nghiệt cho số phận anh, một biến cốtàn nhẫn nữaập xuống đời anh, khi anh vừa học hết lớp chín. Mẹ anh chết sau một cơn tai biến. Anh thật sự trơ trọi giữa cõi người mênh mông này. Bỏ học, anh bắt đầu tập tễnh theo nghiệp thương hồ của mẹ và tồn tại cho tới bây giờ. Đêm đó, khi anh ngưng kể, tôi bật khóc, không phải khóc cho thân phận của anh, mà khóc cho tôi, cuộc đời tôi cũng có nhiều chi tiết giống anh. Cóđiều, tôi may mắn hơn anh là sau mười tám tuổi, tôi tìm được ngoại ruột và được bên nội chấp nhận như là một đặcân của số phận. Và, tôi còn có mẹ để lo lắng từng miếngăn giấc ngủ, đểsan sẻ vui buồn, còn anh, cuộc đời anh trống như một căn nhà hoang, thật chua chát. Tôi hỏi thêm về vợ con anh, anh lắc đầu, mắt ngân ngấn nước: Nghèo, nóẵm con đi mất ba năm nay rồi. Đừng hỏi nữa, đau! Tôi nghẹn trong cổ họng, và không dám hỏi thêm anh điều gì cho tới tàn cuộc rượu. Mẹ tôi nằm bên võng nghe hết câu chuyện của anh, bà nói vọng lên, giọng xúc động: Hai anh em tụi bây kết nghĩa anh em đi, mai mốt mầy kêu tao bằng mẹ, vậy là vừa có mẹ, vừa có anh em, cho vui. Tôi quan sát thấy Sáu Tầm cười nhẹ, nụ cườiẩn sau gương mặt trầm uất vìnhững bất hạnh đời người.
* * *
Ba người bạn thương hồ có dịp hội tụ tại nhà tôi trong dịp tôi làm cái tiệc nhỏ mừng thọ mẹ. Và họ nhanh chóng thân nhau sau bữa tiệc dù ba người ba tính cách khác nhau hoàn toàn. Họ thân nhau có lẽ vì đồng cảnh, đồng cảm, cùng là những mảnh đời trôi dạt trên các con sông miền Tây để kiếm miếng cơm manh áo. Đồng bằng sông Cửu Long có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, ngoài những người quần tụ nhau ở các chợ nổi như Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang) thì còn bao nhiêu mảnh thương hồ trôi dạt tứ xứmưu sinh để tồn tại? Chỉ một phu lưu nhỏ của con sông Cổ Chiên trước nhà tôi thôi, ngoài ba người bạn kết thân thường ghé nhà tôi mỗi dịp trôi ngang, thì còn hàng chụcmảnh đời khác thỉnh thoảng ngang qua tôi một cách hờ hững, thậm chí xa lạ. Anh bán mền chiếu gối nệm, chị bán lu khạp, cậu bán lá lợp nhà, dì bán tràm đước... Nhiều, rất nhiều! Có những món hàngthời hiện đại còn hữu dụng, có những món hàng cần thiết cho một khu vực nàođó, nhưng có những món hàng rao hết nước bọt vẫn không thấy người tiêu dùng chàođón. Như lá dừa khô của anh Nguyễn Lớp bây giờ chẳnghạn. Ai mà mua nữa – anh Lớp nói như mếu - nhưng ở nhà thì buồn, buồn chếtđi được. Chắc tại cái nghiệp sông, mầyà! Rồi rổ xàng xịa bằng tre nứa, rồi lò chảo cà ràng bằng đất nung, thị trường ngày càng thu hẹp,các vật dụng thủ công này có một ngày bị “khai tử” trên thị trường không còn là nguy cơ. Biết rằng, đào thải là qui luật cuộc sống và vô cùng nghiệt ngã, nhưng vẫn thấy ngậm ngùi.
Anh Lớp nhắn tin: “Sao mậy, có liên lạc được với Tư Rổ và Sáu Tầm không? Hơn một năm rồi, nhớ tụi nó quá!”. Tôi thử bấm sốđiện thoại của Tư Rổ lần nữa, cũng như nhiều lần trước, mộtâm thanh vô hồn, nhạt nhẽo được lập trình sẵn làm tôi chán ngán: “Thuê bao quí khách vừa gọi...”. Còn Sáu Tầm, tôi biết anh không bao giờ xàiđiện thoại, mà như anh nói, tao có bà con dòng họ thân thuộc với ai trên cõi đời nàyđâu mà liên với lạc? Tôi không trả lời tin nhắn cho anh Lớp, ra ngồi bên cầu bến trước nhà mình nhìn dòng sôngđang trôi uể oải, buồn bã. Bây giờ là mùađông phương Nam, buổi chiều se lạnh với những cơn gió buồn hiu hắt. Sông vắng hoe, bóng thương hồ bặt tăm, chỉ có vàiđám lục bình trôi lơ thơ vôđịnh về phía cuối chiều.
Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc