Giải thưởng Văn học - nghệ thuật Thủ Khoa Huân là bước ngoặt khẳng định giá trị tác phẩm, tôn vinh đóng góp của tác giả

Đăng lúc: Thứ ba - 05/07/2011 13:33
Soạn giả Huỳnh Anh

Soạn giả Huỳnh Anh

Một giải thưởng chính danh trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật (VH-NT) vừa được UBND tỉnh phê duyệt cùng với việc ban hành quy chế xét tặng. Đó là tin vui đến với giới văn nghệ sĩ. Soạn giả Huỳnh Anh, Chủ tịch Hội VH-NT, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng xét giải VH-NT Thủ Khoa Huân chia sẻ:

Giải thưởng VH-NT Thủ Khoa Huân dành cho các tác giả sáng tác có quá trình hoạt động VH-NT và có tác phẩm tiêu biểu đóng góp cho phong trào VH-NT của tỉnh Tiền Giang. Giải do UBND tỉnh tổ chức với sự tham mưu của Hội VH-NT. Giải được xét thưởng 5 năm 1 lần vào dịp tổ chức Đại hội VH-NT tỉnh. Giải thưởng VH-NT Thủ Khoa Huân lần thứ I xét tặng vào dịp Đại hội Hội VH-NT lần thứ VI-2011. Mục đích của giải nhằm đánh giá các giai đoạn hoạt động VH-NT của tỉnh, tuyển chọn, tặng thưởng và tôn vinh những tác giả có tác phẩm xuất sắc đã góp phần phát triển nền VH-NT cả nước và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

PV: Ông có thể khái quát tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng?

Ông Huỳnh Anh: Các tác giả được xét giải phải đạt 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 1, về quá trình hoạt động, có quá trình hoạt động trong lĩnh vực VH-NT 10 năm trở lên (có thể đặc cách thời gian cho những cống hiến đặc biệt xuất sắc, nhưng phải 5 năm trở lên); có đóng góp công sức trong việc xây dựng phong trào VH-NT của Tiền Giang; có đóng góp nhiều tác phẩm cho phong trào VH-NT của tỉnh nhà. Tiêu chuẩn 2 về tác phẩm, là những tác phẩm đã được công bố (xuất bản, biểu diễn, triển lãm, thu âm, thu hình); là những tác phẩm  đã đạt giải trong các cuộc thi cấp khu vực, toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Hội chuyên ngành Trung ương tổ chức hoặc bảo trợ nghệ thuật (không kể các giải khuyến khích); là những tác phẩm chưa đạt giải nhưng có hiệu quả nghệ thuật cao, tạo được tiếng vang tốt trong khu vực, toàn quốc (qua các bài phê bình được phổ biến trên các tạp chí chuyên ngành Trung ương, các phương tiện truyền thông cấp khu vực, cấp quốc gia).

Về thể loại, văn học: Phải có 1 trong các tác phẩm sau: 1 tập truyện ngắn, 1 tập bút ký, 1 bộ tiểu thuyết, 1 tập thơ, 1 trường ca. Trong các tập truyện ngắn, bút ký hoặc tập thơ phải có ít nhất 1 bài đạt giải ba khu vực trở lên. Về thể loại âm nhạc: 5 ca khúc trở lên hoặc 1 bản giao hưởng, 1 tổ khúc. Trong 5 ca khúc phải có ít nhất 1 ca khúc đạt giải ba khu vực trở lên.

Về thể loại sân khấu: 5 bài ca cổ trở lên, hoặc 1 chùm 3 kịch ngắn, hoặc 1 kịch dài. Trong 5 bài ca cổ phải có ít nhất 1 bài đạt giải ba khu vực trở lên, trong 3 kịch ngắn phải có ít nhất 1 kịch ngắn đạt giải ba khu vực trở lên.

Về thể loại mỹ thuật, đối với tranh: 3 tác phẩm, điêu khắc: 2 tác phẩm. Trong 3 tranh phải có ít nhất 1 tác phẩm đạt giải ba khu vực trở lên; trong 2 tác phẩm điêu khắc phải có 1 tác phẩm đạt giải ba khu vực trở lên.

Đối với nhiếp ảnh: 10 tác phẩm ảnh đơn hoặc 1 bộ ảnh có 10 tác phẩm cùng chủ đề. 10 tác phẩm ảnh đơn phải có ít nhất 1 tác phẩm đạt giải ba khu vực trở lên. Đối với múa: 2 tác phẩm, mỗi tác phẩm dài 7 phút trở lên, trong đó có 1 tác phẩm đạt giải ba khu vực trở lên.

Về nội dung, phải là những tác phẩm có tính tư tưởng tốt, nội dung tích cực, trong sáng, lành mạnh. Ưu tiên cho những tác phẩm viết về đất nước và con người Tiền Giang trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương. Về nghệ thuật, tác phẩm dự giải phải có tính sáng tạo cao, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa của đất nước, đặc biệt là của quê hương Tiền Giang.

PV: Quy trình xét giải chính là yếu tố thể hiện sự nghiêm túc của giải, ông cho biết về vấn đề này như thế nào?

Ông Huỳnh Anh: Tác giả tự nguyện gởi bản đăng ký dự giải cho Thường trực Ban tổ chức (Hội VH-NT tỉnh) từ ngày 11/6 đến 1/7. Mỗi đợt tặng thưởng không quá 20 giải cho tất cả các ngành nghệ thuật. Quy trình xét thưởng sẽ được tiến hành 3 giai đoạn, thông qua 3 Hội đồng: Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng nghệ thuật và Hội đồng xét tuyển. Hội đồng sơ tuyển do Hội VH-NT thành lập, chia thành từng tổ bộ môn, do Chủ tịch Hội VH-NT làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng sơ tuyển sẽ tuyển chọn hồ sơ đủ các tiêu chuẩn quy định; thẩm định quá trình hoạt động VH-NT của người dự giải; giới thiệu những hồ sơ đủ tiêu chuẩn cho Hội đồng nghệ thuật.

Hội đồng nghệ thuật gồm những tác giả có uy tín chuyên môn trong từng chuyên ngành được mời ở TP. Hồ Chí Minh và Trung ương. Hội đồng nghệ thuật có trách nhiệm xem xét và thẩm định các tác phẩm dự giải; giới thiệu các hồ sơ dự tuyển vào vòng chung khảo.

Hội đồng xét giải do UBND tỉnh thành lập, có nhiệm vụ thảo luận, đánh giá những hồ sơ dự tuyển đã được Hội đồng nghệ thuật thẩm định và giới thiệu; bỏ phiếu kín để chọn những hồ sơ vào chung khảo.

PV: Đối với các tác giả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ không phải là hội viên Hội VH-NT Tiền Giang thì có được tham gia xét giải?

Ông Huỳnh Anh: Đối tượng xét giải là những tác giả sáng tác VH-NT là hội viên của Hội VH-NT Tiền Giang. Mỗi tác giả chỉ được xét giải ở 1 thể loại và chỉ 1 lần. Mỗi đợt, Ban tổ chức sẽ dành một số giải để xét tặng cho các tác giả, tác phẩm (có thể không là hội viên Hội VH-NT tỉnh) sáng tác trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (chỉ xét các tác giả chưa được giải thưởng Nhà nước hoặc giải thưởng Hồ Chí Minh). Đối với các tác giả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã mất thì Hội VH-NT sẽ phát hiện và lần lượt mời gia đình đăng ký.  

PV: Xin cảm ơn ông.

Nguyên Võ (thực hiện)
Nguồn: tiengiang.gov.vn

Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 437
  • Khách viếng thăm: 420
  • Máy chủ tìm kiếm: 17
  • Hôm nay: 27691
  • Tháng hiện tại: 1776591
  • Tổng lượt truy cập: 48150718