Trường TH Thái Sanh Hạnh:Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh

Đăng lúc: Thứ ba - 29/10/2013 08:21
Mô hình Trường tiểu học (TH) mới Việt Nam thuộc Dự án GPE-VNEN thực hiện bằng nguồn kinh phí của Quỹ Giáo dục toàn cầu được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm từ năm học 2011-2012 tại 23 trường TH của 23 tỉnh, thành và tiếp tục thực hiện thí điểm vào năm học 2012-2013 ở 1.447 trường TH của 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Học sinh Trường TH Thái Sanh Hạnh đang tham gia thảo luận những nội dung học tập theo mô hình trường TH mới Việt Nam.

Học sinh Trường TH Thái Sanh Hạnh đang tham gia thảo luận những nội dung học tập theo mô hình trường TH mới Việt Nam.

Riêng tại Tiền Giang, mô hình này được triển khai thực hiện đầu tiên tại Trường TH Thái Sanh Hạnh (phường 10, TP. Mỹ Tho) từ năm học 2012-2013 và đến nay đã phát huy được hiệu quả tích cực.

Sau khi cán bộ, giáo viên được tập huấn về kiến thức và nhà trường chuẩn bị đầy đủ vể cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, năm học 2012-2013, trường bắt đầu thực hiện thí điểm mô hình Trường TH mới Việt Nam ở 8 lớp thuộc khối 2 và 3 với 284 học sinh.

Điểm nổi bật của mô hình tại trường là đổi mới quá trình sư phạm, thay thế từ giảng dạy truyền thống sang phương pháp dạy học theo hướng học sinh giữ vai trò trung tâm, tự học, tự quản lý, tự đánh giá, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đồng hành cùng với học sinh giúp các em tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp. Từ cách làm này đặt ra yêu cầu cho cả giáo viên và học sinh cần có sự điều chỉnh, thay đổi cách dạy và học phù hợp để chất lượng học tập đạt hiệu quả.

Ông Lê Minh Phước, giáo viên Chủ nhiệm lớp 32 cho biết: “Mô hình giáo dục mới này có cái hay là việc đánh giá kết quả học tập thường xuyên có sự hợp tác giữa giáo viên, học sinh và cộng đồng. Để thực hiện tốt mô hình này thì giáo viên ngoài việc hướng dẫn kiến thức cho học sinh còn có mối giao tiếp tốt, chặt chẽ với phụ huynh để yếu tố cộng đồng phát triển, cùng chung tay tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, góp phần làm cho mô hình này thực hiện thành công”.

Việc thí điểm mô hình này tại trường được áp dụng đối với 3 môn học gồm: Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên-xã hội, thay thế sách giáo khoa bằng việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập. Một bài học theo thiết kế của mô hình giáo dục mới gồm: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.

Tùy từng môn học cụ thể mà tài liệu hướng dẫn áp dụng cho hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi hoặc hoạt động nhóm từ 2-5 học sinh. Cũng từ mô hình này, các môn học khác như: đạo đức, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật... sẽ chuyển sang thành hoạt động giáo dục.

Một điểm nổi bật và khác biệt của mô hình giáo dục mới này là hình thức tổ chức lớp học có nhiều thay đổi: Ban cán sự lớp được thay thế bằng Hội đồng tự quản do tập thể lớp bầu chọn. Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch Hội đồng sẽ phụ trách các nhóm (do học sinh có năng lực được bầu chọn làm nhóm trưởng) để điều hành việc học tập.

Không gian lớp học cũng được bố trí lại cho phù hợp với mô hình mới với các nhóm học tập. Bổ sung thêm các góc học tập của từng môn học, bảng hướng dẫn 10 bước học tập, góc cộng đồng, hộp thư góp ý kiến... tạo môi trường học tập gần gũi với học sinh.

Em Cao Nguyên Thư, Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp 32 cho biết: “Em rất thích mô hình giáo dục này vì có hội đồng tự quản làm việc, các bạn tự học và phát huy theo 10 bước học tập. Các bạn học tập theo nhóm và nhóm trưởng là người hướng dẫn, điều khiển các bạn học tập, giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau trong học tập. Ngoài ra, chúng em còn được gặp gỡ và giao lưu với nhau trong nhịp cầu bè bạn, trong hộp thư vui để cuối tuần thầy sẽ đọc cho cả lớp cùng chia sẻ.”

Bà Nguyễn Thị Tốt, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với phương pháp dạy học theo mô hình trường TH mới, học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái. Điều đặc biệt là học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

Đối với học sinh thì rất hứng thú tiếp nhận kiến thức, được làm việc theo nhóm, được tự đánh giá và đánh giá bạn theo từng hoạt động giáo dục nên tạo được tinh thần tự giác cao. Phụ huynh cũng thấy rõ sự thay đổi, tiến bộ của con em mình nên đã đồng thuận và cùng chung tay góp sức trong việc thực hiện mô hình giáo dục mới.

Qua một năm học triển khai mô hình trường TH mới, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của trường được nâng lên và tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên rõ rệt. Cụ thể năm học 2012-2013, đối với khối 2: môn Tiếng Vịêt từ trung bình trở lên đạt 100%, trong đó tỷ lệ giỏi đạt 81,6% (tăng 7,8% so với năm học trước); môn Toán từ trung bình trở lên đạt 100%, trong đó tỷ lệ giỏi đạt 77,6% (tăng 2,5% so với năm học trước).

Đối với khối 3: môn Tiếng Việt từ trung bình trở lên đạt 100%, trong đó tỷ lệ giỏi đạt 71,5% (tăng 0,7% so với năm học trước); môn Toán từ trung bình trở lên đạt 100%, trong đó tỷ lệ giỏi đạt 83,9% (tăng 5,8% so với năm học trước ).

Trong năm học 2013-2014, trường tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình trường TH mới Việt Nam ở 12 lớp thuộc khối 2, 3 và 4 với 448 học sinh và tiếp tục thực hiện ở năm học 2014-2015 tại khối lớp 2, 3, 4, 5.

Để mô hình này đạt hiệu quả cao, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp trong thiết kế bài dạy phù hợp với học sinh ở từng khối lớp, chú trọng phát huy tính sáng tạo trong dạy và học để kích thích học sinh tích cực học tập, góp phần phát huy tính ưu việt của mô hình giáo dục mới.

Thanh Tùng
(Theo Báo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 212
  • Khách viếng thăm: 210
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 1279
  • Tháng hiện tại: 2557722
  • Tổng lượt truy cập: 48931849