Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang - 12 năm, một chặng đường

Đăng lúc: Thứ năm - 05/01/2017 10:19
TRẦN KIM TRÁT (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Sau chặng đường 12 năm, Hội đã có nhiều hoạt động đáng ghi nhận như: Tổ chức nhiều hội thảo khoa học; xuất bản các công trình nghiên cứu và hồi ký; biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, địa chí, nhân vật chí; trưng bày, triển lãm; biên soạn và giảng dạy môn Lịch sử địa phương trong trường phổ thông; phổ biến kiến thức lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng; phản biện, thẩm định, tư vấn khoa học chuyên về lịch sử và văn hóa… Trong đó, nổi bật là hội viên của Hội đã tham gia hoàn thành các tác phẩm lịch sử Đảng bộ 160 xã; hoàn thành các công trình lịch sử Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và lịch sử Đảng bộ Tiền Giang từ năm 1927 đến năm 2015; hoàn thành các công trình lịch sử một số ngành và đơn vị; tiến hành nhiều cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn; tham gia xây dựng Phòng Truyền thống Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930 - 2020)… Thông qua các hoạt động này, uy tín và vị thế của Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang ngày càng được khẳng định, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy và giáo dục truyền thống, bảo tồn di sản, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, trở thành địa chỉ tin cậy cho các cấp ủy và chính quyền về các hoạt động sử học và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng.

Phát huy thành quả đã đạt được trong thời gian qua, trong thời gian tới Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Đối với Tiền Giang, hơn 3 thế kỷ khai hoang và xây dựng không chỉ để lại một cơ ngơi to lớn, một nền văn hóa đậm bản sắc địa phương, mà đặc biệt là công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua đã tạo ra những cơ sở quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội phập quốc tế. Do vậy, Hội Khoa học lịch sử tỉnh cần có những hoạt động khoa học, nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử vùng đất, lịch sử các cộng đồng người, lịch sử Đảng, lịch sử Lực lượng vũ trang, lịch sử các ngành, các địa phương; các phong trào, lịch sử công cuộc đổi mới, các di sản vật thể, phi vật thể và vị thế của Tiền Giang trong lịch sử…, nhằm rút ra những bài học lịch sử, những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được, cung cấp những luận cứ khoa học để góp phần vào việc định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; khai thác các thế mạnh về lịch sử trong văn hóa phát triển, phục vụ cho các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

2. Một thực tế đang diễn ra đối với các trường phổ thông, là phần lớn học sinh yếu về kiến thức lịch sử, chưa hứng thú với môn học này, đặc biệt là lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Tình trạng này đang đánh lên hồi chuông cảnh báo sự xuống cấp về lòng tự tôn dân tộc trong lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân không chỉ ở các em, mà còn là do cách thức truyền tải, tài liệu học tập chưa đủ hấp dẫn, chưa tạo được sức hút để các em đi sâu tìm tòi, học hỏi.

Chính vì thế, Hội cần đẩy mạnh các hoạt động truyền bá kiến thức lịch sử và giáo dục truyền thống, cần đổi mới tư duy, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, giáo dục các em biết tri ân những bậc tiền nhân đã tạo dựng quê hương, đã hy sinh xương máu vì sự yên bình của quê hương, vì nền độc lập của dân tộc.

3. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các thế lực phản động đang cố tình xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng ta. Trước tình hình đó, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và thái độ thực sự khách quan của những người làm lịch sử, tạo ra những tác phẩm lịch sử có giá trị, có sức thuyết phục, để lịch sử tham gia vào cuộc sống, vào công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương Tiền Giang, góp phần to lớn đập tan âm mưu của thế lực phản động.

4. Hiện nay, việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử, tưởng niệm nhân vật lịch sử và danh nhân; sinh hoạt dòng họ, lập phả hệ, xây dựng tượng danh nhân, xây dựng bia và tượng đài, trùng tu và tôn tạo các công trình lịch sử văn hóa… đang trở thành nhu cầu của cộng đồng. Hội Khoa học lịch sử tỉnh cần tham gia với vai trò nòng cốt trong việc định hướng và thẩm định, phù hợp với chức năng giám định, phản biện và tư vấn khoa học, nhằm tránh những sai lệch trong các hoạt động nêu trên; đặt các sự kiện, các danh nhân đúng với vị thế trong lịch sử; bảo tồn và tôn tạo các công trình lịch sử đúng hướng và khoa học, đảm bảo những giá trị đích thực của công trình lịch sử văn hóa.

5. Hội Khoa học lịch sử tỉnh cần có kế hoạch tổng thể, huy động đến mức cao nhất lực lượng và công sức của giới sử học vào việc triển khai và hoàn thành với chất lượng tốt nhất bộ Thông sử tỉnh Tiền Giang, xem đây là mốc lớn trong lịch sử phát triển của Hội; đồng thời chủ động kết hợp, tham gia cùng các cơ quan chức năng vào việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

6. Là một hội thành viên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, một tổ chức thành viên của Liên hiệp Các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Hội Khoa lịch sử tỉnh cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm với các tổ chức cấp trên, phát triển Hội cả chiều sâu lẫn chiều rộng, thu hút các giới trí thức, giáo viên dạy môn Lịch sử, cựu giáo chức, cán bộ hưu trí tham gia vào các hoạt động của Hội. Đặc biệt, cần nâng chất hoạt động của các chi hội thành viên tại các huyện, các ngành, các cơ quan.


(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 253
  • Khách viếng thăm: 243
  • Máy chủ tìm kiếm: 10
  • Hôm nay: 27117
  • Tháng hiện tại: 494640
  • Tổng lượt truy cập: 60844778