Đăng lúc: 15:31 - 25/09/2017
Lễ Xây Chầu, Đại Bội và Tôn Vương là những lễ không thể thiếu trong những đêm hát cúng đình từ xưa đến nay dù theo thời gian và điều kiện tổ chức ở mỗi nơi có khác nhau đôi chút.
Trong dân gian có câu “Đuôi Xây Chầu, đầu Đại Bội” để nói lên hai lễ Xây Chầu và Đại Bội tiếp liền nhau. Lễ Xây Chầu do Ban Hội Hương đình làng tổ chức, chọn một người lớn tuổi có uy tín trong làng đứng ra cầm roi chầu điều khiển buổi lễ gọi là viên Chấp Sự. Lễ Đại Bội được điều khiển bởi ông trưởng gánh hát và do đào kép thực hiện.
Đăng lúc: 10:18 - 01/06/2017
Ngày ấy, mỗi lần cúng Kỳ Yên, đình làng tôi đều rước gánh hát bội Bầu Út về diễn liên tục ba bốn bữa, hát cả ngày lẫn đêm. Vì là người trong Ban Hội Hương nên ba tôi có mặt suốt thời gian lễ hội và dĩ nhiên tôi cũng được cơ hội theo chân ông để tận hưởng cái không khí rộn ràng với tiếng trống kèn, tiếng cười nói huyên thuyên thâu đêm suốt sáng. Lạ thật! Những hình ảnh ấy vẫn còn khắc sâu trong ký ức tôi dù đã hơn nửa thế kỷ. Nào là những bàn thờ chưng nghi hình rồng hình phụng, quy hạc, những lư đồng bóng ngời nghi ngút khói hương, những tủ thờ, sập gỗ cẩn ốc xà cừ bóng ngời ngời, những đĩa trái cây chín mọng, những mâm xôi, mâm bánh tươm tất, những mâm cơm gạo mới, những món ăn thịt cá thịnh soạn thết đãi bà con tới cúng đình. Rồi những dòng người trên đường làng, nam thanh nữ tú, chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, bước chân mỗi lúc nhanh hơn theo sự thôi thúc của tiếng trống đình làng.
Đăng lúc: 16:54 - 11/11/2016
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút (Sơn Nam)
Là người dân Nam bộ, nhất là nông dân, ai cũng có thể nghêu ngao vài câu vọng cổ, cái điệu hát mà từ khi ra đời vào khoảng năm 1920 với cái tên Dạ cổ hoài lang, đã len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn, tạo nên những cung bậc tình cảm khi đằm thắm nhẹ nhàng, lúc sâu lắng da diết, làm thổn thức tận đáy lòng người nghe.
Đăng lúc: 09:43 - 22/02/2012
Tiền Giang là một trong những tỉnh giàu truyền thống Văn học Nghệ thuật ở ĐBSCL. Mảnh đất này đã sản sinh nhiều nhân tài trên các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau: Các nhà văn, nhà thơ Đoàn Giỏi, Hoàng Tố Nguyên, Bảo Định Giang trong văn học; Các nhạc sĩ Hoàng Việt, Trần Văn Khê trong âm nhạc; Các tài danh sân khấu như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Trần Hữu Trang v.v…
Đăng lúc: 09:02 - 07/11/2011
Chỉ là một tập thể vỏn vẹn có 22 thành viên, trong đó có những người trẻ, rất trẻ, tuổi đời trên dưới 30 như Phúc An, Gia Anh; lại có những “trưởng lão” đã bước qua lục tuần mái đầu bạc trắng như Võ Văn Hai, Trịnh Văn Sang… Số còn lại là tầng lớp trung niên tứ phương tụ lại, trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống khác nhau. Có người là cán bộ công chức nhà nước, có người hành nghề tự do. Nhưng họ lại gắn bó bên nhau đầy thân tình. Đôi khi to tiếng, cãi vã quyết liệt về màu sắc, bố cục của một tác phẩm nào đó, rồi lại kéo nhau đi cà phê hoặc hú hí lai rai “cầy tơ” như chưa hề xảy ra chuyện gì.
Đăng lúc: 08:46 - 24/02/2011
NGÂM THƠ:
Nam: Em ơi hãy lắng nghe tiếng sóng rì rào,
Đêm ngày dòng sông chở phù sa đắp bồi quê mẹ
Nữ: Có phải không anh đó chính là lời tình tự,
Giai điệu ngọt ngào từ lòng đất quê hương…Đăng lúc: 14:56 - 23/03/2010
Đăng lúc: 07:49 - 29/06/2009
Phúc An (Phan Văn Út) là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang vừa được kết nạp Hội Mỹ thuật Việt Nam. Anh đã có một quá trình hoạt động nghề nghiệp lâu dài trên 10 năm ở Tiền Giang với sự xông xáo không mỏi mệt, một sức phấn đấu vươn lên, tự khẳng định mình trên con đường nghệ thuật, sáng tạo.
Đăng lúc: 15:39 - 10/03/2009
(Cảm xúc khi đọc những trang nhật ký của Đại đội trưởng Bảy Đen, người chỉ huy trận Ấp Bắc)
NÓI LỐI:
Cầm trên tay quyển nhật ký của anh,
Nửa thế kỷ! Tháng ngày trôi nhanh quá!
Nhưng thời gian không thể nào bôi xoá,
Những trang viết mang đầy bao chứng tích hùng anh...