Làm gì khi trẻ bị co giật?

Đăng lúc: Thứ năm - 15/01/2015 14:06
Co giật là một triệu chứng phức tạp, biểu hiện một sự rối loạn chức năng não kịch phát không chủ ý gây ra do có một hoạt động quá mức, bất thường của một nhóm nhiều hoặc ít các tế bào thần kinh.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị co giật, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như động kinh, sốt quá cao, chấn thương sọ não, xuất huyết não, tăng hay hạ đường huyết, ngộ độc, thiếu vitamin nhóm B…

Dù trẻ bị co giật do bất kỳ nguyên nhân gì thì việc sơ cứu ban đầu đúng cách là rất quan trọng, trong đó lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì trẻ thật chặt vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ; đặt trẻ nằm nghiêng để nước bọt có thể chảy ra ngoài và tư thế này giúp lưỡi không làm tắc nghẽn đường thở;

Nới lỏng quần áo, hà hơi thổi ngạt nếu trẻ tím tái hoặc không thở được; không đặt bất cứ vật gì vào miệng trẻ (vắt chanh, đổ nước….);

Không được dùng vật cứng để chèn vào miệng trẻ (như que, muỗng do chúng ta sợ trẻ cắn vào lưỡi) bởi rất ít khi trẻ cắn vào lưỡi trong cơn co giật, mà cũng không nguy hiểm bằng việc chèn vào miệng trẻ làm tổn thương niêm mạc miệng, tổn thương lợi trẻ, làm gãy răng có thể rơi vào đường hô hấp trẻ; để lòng bàn tay của mình dưới đầu trẻ để bảo vệ đầu trẻ khỏi chấn thương;

Chú ý thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc cơn co giật và quan sát những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng như là co giật tay hay chân, trợn ngược mắt… (thông thường những bậc phụ huynh thường mô tả thời gian co giật dài hơn thực tế, có thể do lúc ấy rất lo lắng và những mô tả của các bậc phụ huynh về những gì xảy ra trước, trong và sau khi trẻ co giật sẽ là những thông tin quan trọng cho thầy thuốc…).

Sự hồi phục sau khi co giật thường chậm chạp, trẻ sẽ ngủ hay cảm thấy buồn ngủ trong một thời gian, đôi khi trẻ trở nên năng động sau khi bị co giật. Nếu trẻ bị co giật kèm theo sốt hãy cho trẻ thuốc hạ sốt (Paracetamol 10 - 15mg/kg/lần uống hoặc nhét hậu môn), khi uống thuốc phải bảo đảm trẻ có thể nuốt thuốc một cách an toàn.

Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đặc biệt lưu ý là không cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì cho đến khi trẻ tỉnh táo hơn.

Sau khi sơ cứu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp trẻ co giật có kèm hôn mê, các trạng thái động kinh, bị co giật đầu tiên mà không rõ nguyên nhân, co giật có kèm sốt nhiễm trùng, co giật có liên quan với chấn thương.

Trong việc xử trí khi trẻ bị động kinh, điều quan trọng hơn cả là các bậc phụ huynh không nên quá hoảng sợ, ngược lại phải tỉnh táo để có cách xử trí thích hợp. Nếu thực hiện tốt các hướng dẫn trị liệu trên sẽ giúp con bạn tránh khỏi những nguy hiểm lâu dài.

Ths - BS Đỗ Quang Thành
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 143
  • Khách viếng thăm: 142
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 14668
  • Tháng hiện tại: 2247218
  • Tổng lượt truy cập: 46214451