Phải làm gì khi trẻ hay bị viêm phế quản?

Đăng lúc: Thứ hai - 12/01/2015 09:42
Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới, gây ho nhiều và nếu không được điều trị tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi, dẫn đến viêm phổi.

Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi - họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên và gây bệnh. Thời tiết thay đổi lúc chuyển mùa, đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại, và ô nhiễm không khí là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Triệu chứng và nguyên nhân

Theo các bác sĩ, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Sau đó nếu không được điều trị tích cực và do sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho cuống phổi sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, kích thích trẻ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.

Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản.

Trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục hoặc đờm màu vàng hay xanh. Ngoài sốt, trẻ có thể bị đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn trớ.

Viêm phế quản còn có thể do nguyên nhân trẻ hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá.

Chăm sóc trẻ bị bệnh

Phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Nếu có bằng chứng rõ ràng là nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho trẻ.

Phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì lại là việc rất có ích cho bé.

Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than.

Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Theo TS. BS Phạm Bích Đào, cần chú ý khi điều trị viêm phế quản phải điều trị triệt để. Nhiều bậc cha mẹ cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, khi mới chỉ hết triệu chứng, đã vội cho con dừng thuốc, mà không biết rằng tổn thương tại phế quản chưa ổn định (trong lòng phế quản chưa hết dịch viêm, niêm mạc phế quản còn phù nề…), trẻ sẽ bị tái phát.

Làm gì để phòng bệnh

Cần giữ vệ sinh môi trường không khí, không để nhiễm khói thuốc lá hoặc bụi bẩn.

Cần tránh để cho trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi. Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất đạm và các loại vitamin. Cho trẻ tiêm phòng bệnh theo đúng lịch tiêm chủng. Trẻ cũng có thể dùng Broncho - Vaxom, loại thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Trong thành phần thuốc này có chứa 8 loại vi khuẩn hay gây bệnh trên đường hô hấp của con người (dưới dạng chất ly giải vi khuẩn đông khô). Do vậy, có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát đường hô hấp và nhiễm khuẩn cấp kịch phát của viêm phế quản mãn tính.

Người ta đã chứng minh Broncho- Vaxom làm giảm số đợt viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thời gian mắc bệnh hô hấp, giảm số lần tái phát bệnh...



(Theo vov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 193
  • Khách viếng thăm: 191
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 34766
  • Tháng hiện tại: 2267316
  • Tổng lượt truy cập: 46234549