Huyện Cai Lậy: Phát huy vai trò của các đoàn thể trong công tác xóa đói giảm nghèo

Đăng lúc: Thứ hai - 30/08/2010 12:55
Mô hình đan hàng thủ công xuất khẩu của hội viên phụ nữ Cai Lậy.

Mô hình đan hàng thủ công xuất khẩu của hội viên phụ nữ Cai Lậy.

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo - việc làm (giai đoạn 2006 - 2010), thời gian qua, các đoàn thể ở huyện Cai Lậy đã triển khai nhiều biện pháp khả thi để hỗ trợ hội viên và hộ nghèo phát triển bền vững.

Là một huyện nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng hàng năm đều bị ảnh hưởng lũ lụt, huyện Cai Lậy còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Cách đây năm năm, hộ nghèo của huyện còn trên 14.000  hộ chiếm tỷ lệ 20,94% dân số. Hộ nghèo đa phần do không có đất sản xuất, thiếu vốn và sản xuất theo thói quen, tập quán cũ nên năng suất thấp. Xác định xóa đói - giảm nghèo là trọng tâm trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cai Lậy đã xây dựng phương án giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, trong đó, tập trung phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể ở địa phương.

Thời gian qua, chương trình "Xóa đói giảm nghèo" luôn được MTTQ và các đoàn thể ở huyện Cai Lậy gắn với hoạt động và chỉ tiêu thi đua. Công tác điều tra, khảo sát hộ nghèo được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác để có biện pháp hỗ trợ thiết thực với từng đối tượng, từng trường hợp. Năm năm qua, không chỉ được hỗ trợ tư liệu sản xuất, đào tạo nghề, hàng chục ngàn hộ nghèo đã được bảo lãnh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cho mượn vốn không tính lãi và được hướng dẫn phương cách làm ăn để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế gia đình.

Mô hình trồng rau an toàn của Hội nông dân ở ấp Bình Phong, xã Bình Phú.

Trong huy động vốn, ngoài nguồn vốn từ ngân hàng, các dự án, MTTQ và các đoàn thể còn chú trọng phát huy nguồn vốn nội bộ qua mô hình góp vốn xoay vòng và vận động xây dựng nguồn quỹ hội, Quỹ "Vì người nghèo". Từ các nguồn số vốn vay trên 262 tỉ đồng, gần 132.000 lượt hội viên ở các đoàn thể và hộ nghèo đã có điều kiện phát triển những mô hình kinh tế phù hợp. Đặc biệt, từng đoàn thể còn sáng tạo những mô hình hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế khá sáng tạo và mang lại hiệu quả cao. Điển hình như mô hình "Khu vườn tình thương" của MTTQ huyện Cai Lậy xây dựng tại xã Thanh Hòa, với đối tượng hướng đến là hộ nghèo neo đơn, già yếu và ít đất sản xuất: từ những khu vườn canh tác không mấy hiệu quả, qua sự sẻ chia và giúp sức của cộng đồng, hộ nghèo đã có được những khu vườn đem đến thu nhập để xoay sở sinh hoạt hàng ngày. Một mô hình khác cũng được đánh giá cao về hiệu quả xóa đói giảm nghèo là mô hình đan hàng thủ công xuất khẩu của hội viên phụ nữ huyện Cai Lậy. Hiện nay, Hội phụ nữ huyện và cơ sở đã nhân rộng mô hình này với số lượng 144 tổ đan lát, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông nhàn ở địa phương, với nguồn hàng thường xuyên và thu nhập ổn định. Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh huyện Cai Lậy đã xây dựng 51 mô hình sản xuất, 3 tổ hợp tác thùng phóng lúa và hướng dẫn hội viên chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Nổi bật trong các mô hình hỗ trợ nhau phát triển kinh tế của Hội Cựu chiến binh là mô hình "Góp xi măng xây nhà theo vụ lúa" với trên 2.800 hội viên tham gia, số tiền huy động trên 1,5 tỷ đồng, từ mô hình, hàng trăm hội viên cựu chiến binh đã có điều kiện xóa nhà dột nát, xiêu vẹo. Tạo đầu ra ổn định cho nông dân ở một địa phương có thế mạnh về cây màu, Hội Nông dân đã xây dựng mô hình "Sản xuất rau an toàn" tại ấp Bình Phong, xã Bình Phú với diện tích 5ha. Bên cạnh phát triển kinh tế, hộ nghèo ở huyện Cai Lậy còn nhận được hỗ trợ về chính sách y tế, giáo dục, từ thiện xã hội, kết quả năm năm qua, từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, huyện Cai Lậy đã tổ chức các hoạt động cứu trợ, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hộ nghèo với kinh phí trên 15 tỷ đồng. Đã có thêm 1.600 hộ nghèo có được nơi ăn chốn ở ổn định trong những căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết với sự trợ giúp của cộng đồng.

Sự hỗ trợ của MTTQ và các đoàn thể đã góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Cai Lậy xuống còn 8,73% vào cuối năm 2009, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên đáng kể. Cũng từ chương trình "xóa đói giảm nghèo", vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã được khẳng định qua việc đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Nhưng, hiệu quả lớn nhất của chương trình "Xóa đói giảm nghèo" thời gian qua ở huyện Cai Lậy là tác động tích cực đến cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân có điện thắp sáng đạt 99,75%, 79,48% hộ dân nông thôn có nước sạch dùng trong sinh hoạt, hệ thống điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, trong đó, người dân đã đóng góp một phần kinh phí đáng kể. Đời sống kinh tế phát triển đã khiến họ phấn khởi và thật sự an tâm sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quế Ngân
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 439
  • Khách viếng thăm: 435
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 85146
  • Tháng hiện tại: 1950925
  • Tổng lượt truy cập: 48325052