Chất lượng xây dựng các danh hiệu văn hóa - mối quan tâm hàng đầu

Đăng lúc: Thứ năm - 12/11/2015 04:38
Công tác bình xét, công nhận và khen thưởng GĐVH tiêu biểu được thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên do chịu áp lực về chỉ tiêu cấp trên giao nên nhiều địa phương chạy theo thành tích trong bình xét và công nhận GĐVH.
Chất lượng gia đình văn hóa; ấp, khu phố văn hóa; xã, phường, thị trấn văn hóa (gọi tắt là ấp văn hóa, xã văn hóa) là mối quan tâm hàng đầu của các cấp các ngành và của nhân dân trong xây dựng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
 
Báo cáo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát chất lượng xây dựng ấp văn hóa, xã văn hóa trên địa bàn tỉnh mới đây, cho biết: Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã có 413.917 hộ gia đình văn hóa (GĐVH), đạt tỷ lệ 95,47%. Trong đó cao nhất là huyện Chợ Gạo đạt 97,20%; thấp nhất là TX. Cai Lậy đạt 92,51%. Năm 2015 số hộ đăng ký GĐVH đạt 100%, các đơn vị đang tiến hành xét để công nhận vào cuối năm.
aa
Phường Tân Long đạt chuẩn phường văn minh đô thị. Ảnh: Như Lam

Mặt khác do tâm lý nể nang, sợ đụng chạm nên người dân không mạnh dạn góp ý đối với những hộ không đủ tiêu chuẩn, chủ yếu do Ban chủ nhiệm ấp nhận xét theo phương pháp loại trừ, không xét theo tiêu chuẩn quy định nên chất lượng một số hộ GĐVH không bảo đảm.

Về ấp văn hóa: Tính đến ngày 30-6-2015, toàn tỉnh có 963 ấp đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 93,95%. Có 7 đơn vị 100% ấp đạt danh hiệu văn hóa gồm: Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông,TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
 
Hàng năm Sở VH-TT&DL có tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ VT-TT cơ sở, Ban chủ nhiệm các ấp văn hóa để nâng cao kiến thức pháp luật, năng lực quản lý điều hành cho Ban chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng các ấp văn hóa.
 
Tuy nhiên chất lượng một số tiêu chuẩn ấp văn hóa trên thực tế chưa đạt so với yêu cầu quy định. Nhiều đơn vị được công nhận và tái công nhận hàng năm còn nợ một số tiêu chuẩn. Năm 2014, có 59 ấp văn hóa nợ tiêu chuẩn, trong đó chủ yếu nợ tiêu chuẩn về trụ sở ấp, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường - hố xí hợp vệ sinh, thu nhập bình quân đầu người …
 
Xã văn hóa: Đến nay toàn tỉnh đã có 72/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị, trong đó có 39 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 15 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, còn 18 xã, phường văn hóa sẽ hoàn thành việc chuyển đổi vào cuối năm 2015.
 
Nhìn chung trong quá trình phấn đấu thực hiện danh hiệu xã văn hóa và chuyển đổi lên xã văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị, hầu hết các đơn vị đều tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và khuyến khích tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, từ đó hộ giàu và khá ngày càng tăng, hộ nghèo giảm; các hộ gia đình chính sách được chăm lo và có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn các hộ dân ở địa phương, nhà kiên cố ngày càng tăng; hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp và mở rộng; cảnh quan môi trường ngày càng khang trang sạch đẹp thông thoáng…
 
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh có trên 90% hộ dân ở các xã văn hóa có làm hàng rào kiên cố hoặc hàng rào cây xanh; 98% hộ dân có làm cột cờ và treo cờ vào các ngày lễ, tết… Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 11 xã văn hóa chưa có nhà văn hóa hoặc chưa có trung tâm văn hóa - thể thao xã, hoặc trung tâm văn hóa - thể thao thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị hoạt động, nhiều đơn vị không còn đất công, không có kinh phí để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao…
 
Một bộ phận người dân chưa đề cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn sử dụng cầu tiêu trên ao cá; một số nơi thiếu nước sạch phục vụ nhân dân; hộ nghèo vươn lên thoát nghèo thiếu bền vững; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp.
 
Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng rà soát lại chất lượng xây dựng GĐVH, xã , ấp văn hóa của các địa phương, nhất là những đơn vị còn nợ tiêu chí quá lâu chưa khắc phục; không tái công nhận danh hiệu văn hóa đối với các đơn vị không đạt các tiêu chuẩn theo quy định khi thực hiện tái thẩm định danh hiệu văn hóa; thay đổi phương thức giao chỉ tiêu cho địa phương về tỷ lệ GĐVH, ấp văn hóa, xã văn hóa để việc tổ chức thực hiện và bình xét công nhận các danh hiệu đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng thực chất theo quy định; có giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng ấp, xã văn hóa, khắc phục tình trạng “ảo” về chất lượng của việc thực hiện một số tiêu chuẩn văn hóa.
Tấn Đời
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 216
  • Khách viếng thăm: 214
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 27756
  • Tháng hiện tại: 2527142
  • Tổng lượt truy cập: 48901269