Nguyễn Ngự Bình
 

Người lính già ở chợ Thang Trong

Đăng lúc: 09:50 - 21/01/2020

Ông già mặt đầy nếp nhăn nhưng đôi mắt vẫn tinh anh, kéo ghế mời tôi.
- Bữa trước vô chờ mãi tới chiều không gặp. Hôm nay may quá gặp được chú.
Nhìn ông già dễ mến, tôi hỏi:
- Dạ, tại sao bà con gọi chú là “Tư Chuột” ạ?
Ông cười hiền khô:
- Ba má tui đặt tên tui là Võ Văn Chuộc. Có lẽ nhờ chăm chỉ mần ăn có tiền mua ruộng đất và chuộc lại phần đất hồi ông nội thiếu nợ phải cầm cố cho địa chủ chắc? Ổng bà mừng là chuộc lại ruộng vườn từng khai khẩn. Ở đây gọi “Chuột” na ná “Chuộc”. Bà con gọi riết thành quen.

Bài thơ là câu chuyện dạt dào cảm xúc

Bài thơ là câu chuyện dạt dào cảm xúc

Đăng lúc: 16:38 - 31/01/2013

VNTG - Từ trước đến giờ, tôi cứ rạch ròi giữa thơ và truyện. Câu truyện kể có nguồn có ngọn, có nhân vật hành vi. Còn thơ chỉ là dòng cảm xúc tản mạn bất ngờ. Vì thế mà làm thơ không có tứ, bài thơ không sống được, bạn đọc không thừa nhận. Quá trình khám phá rất lâu, cứ ngỡ cái mình học được ở trường, cái mình tự nhận thức từ thực tế đã đúng, đã đủ... Nào ngờ, có ngày chợt nhận ra: bài thơ thực chất cũng là câu chuyện đời, huyện số phận con người bất trắc, u uẩn…

Minh Họa: DH

Mùa xuân của người nghệ sĩ

Đăng lúc: 09:04 - 17/01/2012

Đều đặn chu kì một vòng quay quanh mặt trời, bốn mùa tiếp nối theo nhau như đồ thị in dấu bước chân thời gian, như vệt đỏ dòng máu của vũ trụ. Chế Lan Viên gọi là “hái theo mùa”. Chẳng thể nào hái hoa sen giữa mùa thu, tìm mai vàng giữa hạ nắng chang chang? Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Song phần đông con người yêu tha thiết mùa xuân. Trong chữ “xuân” của người Hán còn có nghĩa là “xanh”. Mùa xanh tươi rạo rực vạn vật bắt đầu trỗi dậy sau ba tháng “sống treo”, sau chín mươi ngày “ngủ đông”.

Minh họa: Duy Hải

Một chiều xuân có mai vàng thắp nắng bình minh

Đăng lúc: 08:45 - 17/05/2011

Cứ vào xuân, vào thời điểm kỳ diệu thiêng liêng, thời khắc giao hòa giữa trời - đất và con người, vạn vật lại sinh sôi. Không hiểu hương sắc lộc biếc non tơ ẩn trốn ở đâu trong lớp vỏ nứt nẻ xù xì, trong nhánh gầy khẳng khiu bỗng túa tràn ra làm ta ngây ngất mê ly? Phải chăng vì thế mà cảm hứng thi ca dào dạt cùng mùa xuân?

Thơ là chưng cất văn hóa và tài hoa

Thơ là chưng cất văn hóa và tài hoa

Đăng lúc: 14:55 - 13/04/2009

Hiện nay thơ đang trong thời bất ổn. Người làm thơ thì nhiều. Song lại ít thi nhân. Lắm tập thơ in ra. Song bài hay, câu tài hoa hơi bị vắng mặt. Nhiều bài “na ná như thơ” nên thái độ của bạn đọc chưa trân trọng thi ca đích thực. Con sâu làm rầu nồi canh. Hàng dỏm nhiều khi mẫu mã bao bì còn oách hơn hàng thứ thiệt. Nhưng qua sàng lọc thời gian, thơ ca vẫn hiển nhiên “sống khoẻ, sống đẹp, sống hữu ích” với người đời. Chẳng gì vẽ mặt bôi mày đánh tráo được nó! Bởi thi ca muôn đời là sự chưng cất của Văn Hóa tâm linh và tài hoa!

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 200
  • Khách viếng thăm: 198
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 2603
  • Tháng hiện tại: 2501989
  • Tổng lượt truy cập: 48876116