Nhà văn Nguyễn Thanh: "Muốn có một Hội VHNT mạnh cần có một Tạp chí văn nghệ vững mạnh"

Đăng lúc: Thứ năm - 19/03/2009 08:09
Nhà văn Nguyễn Thanh - Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi

Nhà văn Nguyễn Thanh - Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi

Tôi muốn nói ngay vào những vấn đề muốn nói, đó là VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT - TIÊU CHÍ - và CÁC MẶT TỔ CHỨC ĐẦU VÀO ĐẦU RA của Tạp chí Văn nghệ.

Như chúng ta đã biết, nghiên cứu qua thực tiễn từ nhiều khía cạnh, Hội VHNT trở nên một chỉnh thể khi tự thân nó đi vào hoạt động đều gắn liền với các mối quan hệ tương tác và không thể không có Tạp chí Văn nghệ.
Trong một vài năm trước đây - thời điểm thiết lập lại trật tự xuất bản - có một số Tạp chí địa phương chậm được cấp Giấy phép xuất bản, tự thân các Hội VHNT quản lý các Tạp chí đó đã giảm sức chiến đấu thấy rõ và kéo theo nhiều hụt hẫng khác.

Là vì, xác định thật rõ tính chất Tạp chí là một mũi nhọn trong hoạt động thường xuyên của Hội ; là một bộ phận nhạy cảm của Hội. Nói rõ hơn, Tạp chí là cơ quan ngôn luận của Hội, của giới văn nghệ trong tỉnh, nơi chuyển tải tác phẩm VHNT, đặc biệt là văn học đến tay đông đảo bạn đọc trong tỉnh, ngoài tỉnh ; nơi góp phần bồi dưỡng đào tạo lực lượng hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ nói chung và văn học nói riêng ; nơi định hướng và khơi dậy công tác then chốt của Hội là sáng tác và đẩy mạnh sáng tác VHNT...

Từ việc xác định vị trí, tính chất của Tạp chí Văn nghệ cần nêu ra tiêu chí hoạt động của Tạp chí ; bám chặt tiêu chí từ khâu sưu tầm, biên tập, xuất bản Tạp chí.

Theo hướng đó, tiêu chí số một - lớn nhất - của Tạp chí Văn nghệ địa phương là phải chuyển tải, phổ biến những tác phẩm, công trình VHNT đích thực đến tay đông đảo bạn viết bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Dĩ nhiên văn học đóng vai trò then chốt làm nền tảng trên Tạp chí vì văn học không có diễn đàn nào khác hơn. (Sân khấu còn sàn diễn - Nhiếp ảnh, Mỹ thuật có nơi trưng bày triển lãm v.v...) Và không thể đá nhầm sân, Tạp chí Văn nghệ ra Văn nghệ, không thể ghé vai làm công việc sở trường của báo nói, báo viết.

Vì một lý do nào đó, đã có một số Tạp chí đăng linh tinh bài nói bài viết về nhiều mặt đời sống xã hội xa rời lĩnh vực văn hóa văn nghệ không tránh khỏi khô khan, thô thiển, thiếu hình tượng nghệ thuật và không thể hiện được thiên chức văn nghệ của chúng ta.

Vừa bám chặt tiêu chí đã đề ra, vừa không chấp nhận loại văn nghệ thô thiển, không đồng tình với những suy nghĩ giản đơn, dễ dãi thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật ; kiên quyết chống văn nghệ chạy theo thị hiếu thấp kém, càng kiên quyết chống thương mại hóa trong văn nghệ và những thiên hướng lệch lạc khác.

Tiêu chí thứ hai, Tạp chí quan tâm đến công việc địa phương, đề tài địa phương. Đó là những công việc lớn của nhân dân, của Đảng diễn ra hằng ngày trên địa bàn của tỉnh, trong khu vực với trách nhiệm tiếp cận thực tế, sự nhập cuộc của đội ngũ sáng tác VHNT nhằm phản ánh sinh động một thực tế đời sống, chiến đấu ở địa phương, khu vực bằng thiên chức của văn nghệ, bằng hình tượng con người cao cả để góp phần vào sự nghiệp chung của tỉnh, của cả nước.

Thứ ba, Tạp chí khai thác tiềm năng và tập hợp lực lượng VHNT, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi thông tin, lý luận phê bình VHNT góp phần cho Hội v/v bồi dưỡng, đào tạo lực lượng Hội viên của Hội tỉnh và kể cả Hội viên chuyên ngành Trung ương.

Tạp chí phải được hoạt động tương đối độc lập về mặt hành chính và tài chính đối với Hội. "Tương đối độc lập" ở đây không nhất thiết phải có con dấu riêng, tài khoản riêng, nhưng phải được "tương đối độc lập" là vì Tạp chí có riêng một khu vực công việc khá đặc biệt diễn ra liên tục hằng ngày. Trước nhất, Tạp chí phải được dành riêng một khoản kinh phí và ưu tiên sử dụng kinh phí hằng năm cho hoạt động Tạp chí. Mặt khác, tiền thu lại từ nguồn phát hành Tạp chí phải được ưu tiên sử dụng cho các hoạt động "đầu vào" của Tạp chí, chưa kể đến chủ động thời gian cho công việc sáng tác, sưu tầm, biên tập, xuất bản Tạp chí, và đặc biệt hơn, rất cần phân công một nhóm chuyên trách Tạp chí.

Do công việc khá đặc biệt của Tạp chí so với các bộ phận khác của Hội, đòi hỏi Tạp chí phải có một nhóm người chuyên trách như tôi vừa kể trên. Chí ít, cũng hình thành được một Ban biên tập - Tòa soạn - Trị sự của riêng Tạp chí.

Không thuận lợi và không dễ dàng chút nào một khi Hội VHNT không có Ban chuyên trách Tạp chí. Là vì, không thể chủ động và làm tốt khâu sưu tầm, biên tập theo ý tưởng của mỗi số báo trong lúc 1, 2 người kiêm nhiệm phải đi đặt hàng chỗ nầy chỗ khác để có bài vở sử dụng. Chắc chắn không thể đặt hàng dài dài với cộng tác viên trong khi kinh phí của Hội hạn hẹp cộng với nhuận bút quá thấp, và nghiệt ngã hơn, Tạp chí địa phương lâu nay chưa có thang bậc nhuận bút thống nhất.

Tóm lại, sự hình thành, tồn tại, phát triển của Tạp chí Văn nghệ trong khi Hội VHNT chính thức đi vào hoạt động là hết sức cần thiết. Không thể thiếu Tạp chí Văn nghệ. Càng không nên biến Tạp chí thành Đặc san!
Nguyễn Thanh
(Theo vannghesongcuulong.org.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 244
  • Khách viếng thăm: 238
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 42480
  • Tháng hiện tại: 2410905
  • Tổng lượt truy cập: 48785032