Nhà thơ Lò Ngân Sủn là người dân tộc Dáy, sinh ngày 26/4/1945 tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, thường trú tại phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Do bệnh tình hiểm nghèo, ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô hôm 15/12.
Con gái nhà thơ Lò Ngân Sủn, chị Lò Thị Thương, cho biết, trong 10 năm qua, nhà thơ đối mặt với tai biến mạch máu não. Tai biến ảnh hưởng tới ngôn ngữ và nửa người phải của nhà thơ, khiến ông khó khăn trong đi lại và hoạt động. Cách đây một tuần, nhà thơ nhập viện và bất ngờ bị chẩn đoán ung thư gan. Mặc dù được các bác sĩ và gia đình cứu chữa tận tình, ông đã không qua khỏi.
Nhà thơ Lò Ngân Sủn. |
Suốt 10 năm qua, dù phải nghỉ ở nhà, nhà thơ Lò Ngân Sủn vẫn minh mẫn, thường xuyên sáng tác các bài thơ đăng báo. Con gái nhà thơ cho biết, ông là người luôn sống có niềm tin. Căn bệnh tai biến không làm ông nản mà vẫn chịu khó tập luyện. Không cử động được tay phải, ông tập viết bằng tay trái đến độ thành thục và viết đẹp hơn nhiều người. Nhà thơ vẫn tin một ngày mình khỏe lại và đi thăm thú bạn bè. Khi nhập viện cách đây một tuần, gia đình giấu không cho ông biết về căn bệnh nan y, nhà thơ vẫn tin ông sẽ trở về nhà với con cháu chỉ sau một, hai ngày nằm viện.
Sinh thời, nhà thơ Lò Ngân Sủn nổi tiếng với bài thơ Chiều biên giới, với những câu thơ phơi phới lạc quan: "Chiều biên giới em ơi!/ Có nơi nào xanh hơn/ Như tiếng chim hót gọi/ Như chồi non cỏ biếc/ Như rùng cây của lá/ Như tình yêu đôi ta". Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Chung phổ nhạc và phổ biến rộng rãi trong công chúng, như một trong những ca khúc hay nhất về miền biên Tổ quốc.
Sống ở Hà Nội nhưng lòng ông vẫn canh cánh quê hương, mảnh đất vùng cao Tây Bắc, nơi gieo nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Cuối đời, theo nguyện vọng của nhà thơ, con cháu đưa ông về yên nghỉ tại quê nhà.
Lễ viếng nhà thơ Lò Ngân Sủn diễn ra từ 15h00 đến 16h30 ngày 18/12 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - Số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu 16h cùng ngày. An táng tại nghĩa trang quê nhà.
Chiều biên giới Chiều biên giới em ơi! Chiều biên giới em ơi! Chiều biên giới em ơi! Chiều biên giới em ơi! Chiều biên giới em ơi! Chiều biên giới em ơi! 1980 |
Ý kiến bạn đọc