Đợi mãi mới đến ngày hôm nay. Về được quê, tự do rong ruổi và khát khao yên ổn được toại nguyện. Rời Sài Gòn, thấy nhẹ nhõm cả người. Hình như môi trường sống khiến người ta sống khác đi thì phải. Cả hơi thở cũng phả ra mùi bụi bặm và ngai ngái mùi xăng nhớt. Mà sống, cũng đâu phải dễ ở cái thành......
Khi ta nghĩ về mẹ ta, ta thường nghĩ về biển cả
Ta thường nghĩ về quê hương, về tổ quốc của mình
Nơi những ngọn núi, những dòng sông, hạt mưa về với biển
Một vầng trăng lấp lánh cả sơn hà...
Điểm trường nằm trên bờ vàm kinh Kho, trên một khu đất cao ráo rộng chừng nửa công, có ba lớp, hai buồng tập thể, bằng tre lá sơ sài, phên vách chẳng đủ kín. Trước sân có hai cây còng, tán lá xum xuê, mát rượi... bên kia là Thạnh Mỹ, thấp thoáng sau hàng cây là khoảng trống cánh đồng vàng rực bông......
(Hoài niệm về chiến tranh bắn phá miền Bắc của Mỹ ở km0 của đường Trường Sơn)
Tuổi thơ chúng tôi giống như những trang giấy trắng tinh thơm nức mà tiếng bom đinh tai nhức óc, tiếng ù ì o o rền rĩ của máy bay B52 của Mỹ chép những dòng đầu tiên không thể nào xóa. Hai màu sắc đặc......
(Kính tặng Đại tá Lê Hồng Thanh, nguyên Phó CHT Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang)
Hồi đó, con mới tám chín tuổi, tóc vàng hoe, người ốm như cây tăm. Chiều chiều mẹ thường dắt con lên gò cao, nơi đầu dốc của con đường mòn dẫn từ nhà mình vào rừng. Nhìn khóm mía lau già ngả nghiêng......
Chồng đi học ngoài Hà Nội. Sinh con bốn tháng, Thắm phải đi làm. Bé còn nhỏ nên cô nhờ mẹ mình lên trông chừng. Tám Mỹ gốc nông dân, tính tình chất phác “ăn to, nói lớn”. Căn nhà trọ chừng bốn chục mét vuông, lại chung vách nên Thắm thường nhắc mẹ giảm “âm thanh”. Trong nhà tù túng, Tám Mỹ thường......
Rít một hơi thuốc rồi từ từ nhả khói, ông Tư Ngói trầm ngâm, mắt đau đáu nhìn ra bờ sông. Anh Hào rót đầy chung rượu bưng lên uống cạn. Ông già nhắc nhở:
- Uống vừa vừa thôi! Còn hai đứa nữa ráng mà lo cho nó. Nghỉ vài ngày ở nhà với vợ cho nguôi ngoai rồi hẳn đi! Mấy hôm nay ông trời mưa......
Nắng nhàn nhạt, gió hiu hiu, tiết trời chớm lạnh, tiếng con cu đất nhà kế bên cứ "cúc...cù...cu" khiến tôi nôn nao nhớ. Nhiều lúc muốn bỏ mọi việc, chạy về dưới quê đôi ngày cho vơi nỗi nhớ....
Mấy ngày nay ông Hai cứ đi lang thang khắp đồng trên xóm dưới để tìm con Luốc. Con chó đực có màu lông rất lạ, như chiếc áo trắng bị người ta rắc lên nắm tro đen. Từ ngày con Kim, đứa con duy nhất đi lấy chồng, ông sống một mình với con Luốc trong ngôi nhà ở khu tái định cư này....
Nhà thơ Tế Hanh có viết: “Anh xa nước nên yêu thêm nước. Anh xa em càng nhớ thêm em” (Thơ tình ở Hàn Châu - 1956). Cũng ý đó, Chế Lan Viên nói khác: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”.
Tôi là người phiêu dạt, có hai quê hương - hai người mẹ. Giống như......
Còn nhớ những ngày xưa, thuở còn ấu thơ tôi hay theo bà ngoại đi chợ Tết, mỗi lần đi chợ như thế là bà tôi lại tỉ mẩn xếp những thứ hàng nông sản mà ở nhà làm được đem ra chợ bán, và mua lại những thứ cần thiết cho những ngày xuân trong gia đình. Hàng hóa đem đi có khi chỉ là vài con gà béo mượt,......
Ở Nam bộ nền văn xuôi quốc ngữ phát triển sớm hơn ở Bắc bộ với các tác giả Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Kí,… Thời kỳ đầu phát triển của văn xuôi quốc ngữ, sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại vẫn còn đậm nét. ...
Hoàng Tuyển sinh năm 1912 tại xã Tân Niên Trung, Huyện Gò Công Đông. Khi anh vừa 4 tuổi và đứa em chưa đầy 2 tuổi thì người cha Minh Hương của anh, không biết vì sao bỏ nhà ra đi. Bà mẹ nghèo của anh sống ở làng Tân Trung gần Đám Lá Tối Trời, nơi lãnh tụ nghĩa binh Trương Định đã hy sinh trong một......
Tôi 12 tuổi, mồ côi mẹ. Đêm đêm nằm nghe ông sư tụng kinh, giật mình thức giấc, mắt nhòe lệ, gối thấm ướt, mới hay mình đã khóc mẹ cả trong giấc chiêm bao....
Ông già lắt lĩu gánh trên vai, tần ngần đẩy nhẹ cánh cửa khép hờ, ngó vô. Hai thanh niên mình trần, quần đùi đang nằm trên giường tán gẫu giật mình nhổm dậy. Một cậu nhảy vội xuống cầm tay ông già, giọng mừng rỡ thảng thốt:...
Ngôi nhà trước đây của Hội Văn học nghệ thuật Tiền Giang nằm ở góc đường Lê Lợi - Rạch Gầm. Đó là ngôi biệt thự xây từ thời Pháp, nhìn bên ngoài có vẻ cổ kính rêu phong nhưng khi bước vào trong thì không khí mát mẻ yên tĩnh. Xung quanh nhà có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát và cho trái quanh năm....
(Đơn ca - hát tự sự)
NÓI LỐI
Chiều cuối năm - tôi hồi hộp nôn nao
Giây phút này đây thời gian như mộng mị
Chiều cuối năm như con tàu kéo còi vào ga cuối
Lòng bồi hồi - nghĩ ngợi bâng quơ… ...
* Tục ngữ, ca dao… mào đầu câu chuyện…
Từ bao đời nay, con trâu đã kiên nhẫn lần bước theo thời gian, lang thang cùng dấu chân người đi khai đồng khẩn đất. Người ta giấu con trâu sau lưng vạt áo nông dân mà than rằng: “Nghe vẻ, nghe ve - Nghe vè cực khổ - Suốt đời......
Đang bù đầu, gõ lạch cạch bên bàn tính. Tiếng chuông điện thoại kêu vang, đầu dây bên kia giọng mẹ líu ríu giữa vô vàn tiếng động của mảnh sân quê lúc xế chiều, tiếng gà con tíu tít gọi mẹ, tiếng con nghé từ cánh đồng trước nhà chạy về, rồi lững thững, thản nhiên gọi nhau. Giọng mẹ run vì sương......
1.
Ngày hai mươi tháng Chạp âm, Lãm xách xe chạy đến trường, đứng bơ vơ giữa cái cột xi-măng đã được quét vôi trắng toát, chờ Kim đến. Sân trường mùa này vắng ngắt. Tưởng như sinh viên đã chán chê cái hộp diêm này quá rồi, nên chỉ chờ dịp cuối năm là rút đi hết. Lãm nghĩ, có thể giờ này......