Tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu và ho gà

Đăng lúc: Thứ tư - 31/08/2016 15:23
Tiêm ngừa cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Ảnh: Vân Anh

Tiêm ngừa cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Ảnh: Vân Anh

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang vi trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi; có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học…

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy; cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản - phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Tiêm ngừa cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Vân Anh
Tiêm ngừa cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Ảnh: Vân Anh

Bệnh ho gà hiện vẫn lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bệnh ho gà được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Đối với bệnh bạch hầu, mặc dù đã được khống chế nhưng chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Nguy cơ có thể có những ổ dịch bạch hầu, ho gà nếu không thực hiện tốt công tác phòng ngừa như: Duy trì tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao và không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Trong năm 2016 đã xảy ra dịch bạch hầu tại 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; gần đây dịch ho gà ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Tại Tiền Giang, bệnh bạch hầu, ho gà đã được khống chế từ nhiều năm nay do hiệu quả của chủng ngừa trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cụ thể, trong năm 1987, toàn tỉnh có 104 trường hợp mắc với 20 trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu; có 1.986 trường hợp mắc bệnh ho gà, với 2 trường hợp tử vong và số mắc liên tục giảm, đến năm 1996 chỉ còn vài trường hợp mỗi năm, từ năm 2005 đến nay không có trường hợp bệnh hạch hầu và bệnh ho gà không ghi nhận từ năm 2006 đến năm 2013.

Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu và ho gà, ngành Y tế tỉnh Tiền Giang khuyến cáo người dân cần thực hiện 5 biện pháp theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng như sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, ho gà phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

BS. CKII LÊ ĐĂNG NGẠN
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 225
  • Khách viếng thăm: 216
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 8445
  • Tháng hiện tại: 2240995
  • Tổng lượt truy cập: 46208228