Hội thảo 'Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập'

Đăng lúc: Thứ tư - 19/11/2008 11:13
Hội thảo 'Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập'

Hội thảo 'Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập'

Trong hai ngày 17 và 18/11, Hội thảo khoa học toàn quốc về Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập đã khai mạc tại hội trường T78 - TP.HCM.

Có trên 300 đại biểu, đại diện các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trung ương (T.Ư) và các tỉnh - thành phố về dự. Tham dự chỉ đạo hội thảo có các ông:  Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; GS-TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư; Đào Duy Quát, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận và phê bình văn học nghệ thuật T.Ư.

"Tài năng văn học, nghệ thuật là
 
vốn quý của dân tộc, vì vậy, chăm lo bồi dưỡng, quý trọng, phát huy và phát triển các tài năng là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp"
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang

Mở đầu hội thảo, GS-TS Phùng Hữu Phú đã đọc phát biểu khai mạc, nhấn mạnh: "Những năm qua, văn học, nghệ thuật nước nhà có bước phát triển mới, đồng thời có những biến đổi sâu sắc, xuất hiện những đặc điểm mới, những vấn đề rất mới về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nhận thức đúng và có thái độ ứng xử văn hóa đúng, tìm chọn những giải pháp phù hợp, linh hoạt và sáng tạo để tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật. Đó là công việc lớn và phức tạp mà toàn bộ giới nghiên cứu, sáng tạo và hoạt động văn học, nghệ thuật cần phối hợp, hiệp lực cùng tham gia giải quyết".

Tiếp đó, ông Đào Duy Quát đọc báo cáo đề dẫn nêu rõ hội thảo lần này nằm trong hoạt động thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, với những nhận định về thị trường các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật hiện nay, giới thiệu những nội dung cơ bản của 42 bản tham luận được gửi tới hội thảo.

Mục đích của hội thảo

1. Nhận diện quá trình hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời gian qua.
2. Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của thị trường nêu trên và của quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế đối với đời sống văn học, nghệ thuật Việt Nam; đánh giá mặt được cần phát huy và mặt chưa được cần khắc phục trong hoạt động của các doanh nghiệp văn hóa, văn học, nghệ thuật.
3. Nói về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đang phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong quá trình hội nhập.
4. Đề xuất, kiến nghị phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp (cơ chế, chính sách…) nhằm tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật trước tác động của cơ chế thị trường và hội nhập.

Người đầu tiên trình bày tham luận là PGS-TS Trần Luân Kim với nội dung Thị trường văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay - nhận thức và thực tiễn đã khẳng định: "Cho đến nay thị trường văn học nghệ thuật ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn hình thành, đang dò dẫm tìm kiếm lối đi. Còn rất nhiều việc mà cả cơ quan chức năng Nhà nước lẫn giới văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động phổ biến kinh doanh trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cần phải hoạch định và thực hiện để thúc đẩy thị trường văn nghệ nước ta mau chóng trưởng thành, đủ sức hội nhập quốc tế". Các tham luận còn lại của nhiều vị như NSND Lê Tiến Thọ, GS - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức, GS-TS Mai Quốc Liên, nhà văn Vũ Hạnh, Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Thảo, bà Nguyễn Thị Thế Thanh, đã đưa ra nhận định về thị trường sản phẩm văn học nghệ thuật hiện nay và một số ứng dụng trong tương lai. Tham luận của một số tác giả khác đã đi vào nhận diện hoạt động chuyên ngành như: Nguyễn Thị Hồng Ngát với Mấy ý kiến về vai trò quản lý Nhà nước đối với sự phát triển điện ảnh, Ngô Phương Lan với Điện ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường, Chu Thúy Quỳnh với Nghệ thuật biểu diễn trong cơ chế thị trường và hội nhập, Nguyễn Gia Nùng với Vài suy nghĩ về người đọc, người viết và công tác quản lý văn học nghệ thuật trong tiến trình hội nhập, Trần Hùng với Nghệ thuật kiến trúc thời kỳ đổi mới, Đỗ Hồng Quân với Âm nhạc Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập…

Giao Hường
(Theo Thanh Niên)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 400
  • Khách viếng thăm: 398
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 65909
  • Tháng hiện tại: 2230569
  • Tổng lượt truy cập: 46197802