Huyện Chợ Gạo: Sóc tấn công vườn ca cao

Đăng lúc: Thứ tư - 12/04/2017 22:14
Huyện Chợ Gạo có diện tích trồng cây ca cao lớn của tỉnh. Cùng với mở rộng diện tích, thời gian qua, nhiều vườn ca cao bị sóc phá hoại dẫn đến sản lượng ca cao của huyện liên tục bị sụt giảm. Mặc dù nhiều giải pháp khắc phục được đưa ra, song tình trạng sóc tấn công vườn ca cao vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trái ca cao bị sóc đục khoét ăn hết ruột.
Trái ca cao bị sóc đục khoét ăn hết ruột.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn ca cao, ông Nam Linh (ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định) ngán ngẫm cho biết, cứ khoảng 5 - 6 giờ sáng là đàn sóc khoảng 3 - 4 con chuyền từ cành này sang cành khác chọn những trái chín, thơm đục khoét, rồi ăn hết ruột bên trong. Vụ ca cao năm nay của gia đình ông bị sụt giảm hơn 40% sản lượng do đàn sóc liên tục phá hoại trái. “Mặc dù tôi thường xuyên đặt bẫy nhưng từ đầu năm tới nay chỉ bắt được khoảng 5 con” - ông Linh nói. Còn bà Võ Thị Đẹp (ngụ ấp Tân Hòa, xã Xuân Đông) cho biết, trước tình trạng đàn sóc tấn công gây hại mạnh trên trái ca cao, bà đã quyết định đốn bỏ gần hết 4 công vườn cây ca cao để chuyển sang trồng hoa màu. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đông cho biết: “Diện tích cây ca cao trước đây của xã là 2 ha, hiện nay chỉ còn 1,21 ha do sóc phá hoại nên nông dân đốn bỏ, trồng cây khác”. Tương tự, nhiều vườn trồng ca cao tại các xã An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Long Bình Điền… cũng lâm vào tình cảnh bị sóc tấn công.

Để hạn chế tình trạng sóc phá hoại vườn ca cao, người dân thường dùng nhiều biện pháp như: Săn bắt, đặt bẫy, đặt thuốc… Tuy nhiên, hiệu quả không cao. Thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo cho biết, toàn huyện hiện còn khoảng 647,7 ha trồng ca cao, giảm gần 50% diện tích so với trước đây. Ông Trần Văn Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo cho biết: “Sở dĩ diện tích ca cao của huyện giảm một phần cũng do tình trạng sóc hoang dã tấn công phá hoại. Mặt khác, người dân cũng dần chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Trước đây, để tiêu diệt sóc nhiều người dùng súng săn khá hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này Nhà nước cấm sử dụng nên số lượng đàn sóc hoang dã gần đây phát triển rất nhanh và gây hại mạnh trở lại. Để hạn chế tình trạng sóc tấn công, người dân cần thường xuyên dọn vườn, tiếp tục sử dụng những biện pháp thủ công như đặt bẫy, đặt tín hiệu báo động…”.

Đỗ Phi
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 212
  • Khách viếng thăm: 201
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 27836
  • Tháng hiện tại: 495359
  • Tổng lượt truy cập: 60845497