Tết nguyên đán là dịp lễ thiêng liêng nhất của người Việt |
Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới Hạ giới và chắc phải trình bày lý do chuyển đổi này! |
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch”.
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền lâu đời của dân tộc ta. Đây là dịp lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của Việt Nam. Ăn tết Nguyên Đán theo Âm lịch là tập quán lâu đời không dễ gì thay đổi với bất cứ lý do nào.
Không thể chuyển ăn Tết Nguyên Đán (theo Âm lịch) sang ăn Tết Tây (Tết Dương lịch). Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới
Rồi nữa, xin các vị Thần linh, Tổ tiên về sớm hơn để con cháu “khỏi lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh”. Thực ra đâu đơn giản thế! Để đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đâu chỉ đơn giản chuyển đổi từ ăn tết theo Âm lịch sang ăn tết theo Dương lịch.
Muốn đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đòi hỏi nhiều hơn thế, từ các nhà hoạch định chính sách, cả nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và những nhà khoa học có trình độ cao lao tâm khổ tứ thì mới thực hiện được.
Tác giả đưa ra một loạt ví dụ về bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). “Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt”.
Tôi thiết nghĩ công việc làm ăn của các công ty, doanh nghiệp có quan hệ đối tác với nước ngoài chắc chắn họ có kế hoạch, lịch trình làm việc với các đối tác nước ngoài chứ không thể đóng cửa hàng tuần nghỉ tết mà phải có người thường trực giao dịch.
Không thể chỉ vì các đối tác này bỏ bê công việc mà bắt cả nước theo xáo trộn cả một tập quán của dân tộc. Vả lại không phải cả nước đều tham gia thị trường chứng khoán.
Những hình ảnh đặc trưng của ngày Tết này sẽ mãi ở trong tim của người Việt |
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.”
PGS-TS Hà Đình Đức được biết đến nhiều với tư cách nhà nghiên cứu Rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, ông còn tham gia nghiên cứu văn hóa Hà Nội. Ông là thành viên Quốc tế Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm; Ủy viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm, hội Di sản Văn hóa Việt Nam. |
Tác giả cho rằng thay đổi tập quán Tết Việt Nam không khó. Theo 5 điều lợi tác giả nêu ra, lợi thứ nhất là giữ được các tập quán Tết cổ truyền và nắm bắt cơ hội kinh doanh với nước ngoài.
Vậy thế nào là tập quán cổ truyền theo quan niệm của tác giả khi đổi sang ăn tết Dương lịch? Còn cơ hội kinh doanh và giao thương với nước ngoài chỉ là của các doanh nghiệp, công ty chứ đâu phải của mọi người dân Việt Nam.
Lợi thứ hai, thực ra ngày nay không có vùng nông thôn nào ăn tết cả tuần mà thường xuống đồng ngay từ ngày mồng 2 Tết và nông dân thường gieo cấy theo thời vụ khoa học để đảm bảo năng suất chứ không tùy tiện như ngày xưa.
Lợi thứ ba, lịch nghỉ tết theo Âm lịch của học sinh, sinh viên vốn có từ lâu không phải gượng ép nghỉ tết, không thể gọi là phí thời gian học hành do nghỉ tết. Điều này có thể làm cuộc điều tra xã hội học sẽ rõ.
Lợi ích thứ tư, hiện tượng nhậu nhẹt, bài bạc trong những ngày tết là có, nhưng không thể nói chung là dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc. Tôi cho rằng như thế là xúc phạm đến nhiều người.
Lợi ích thứ năm, Noel và Tết Dương lịch các nước thường nghỉ một tuần, Têt Âm lịch nước ta nghỉ bốn ngày. Ngày nghỉ của họ theo tập quán của họ, còn ngày nghỉ của ta theo tập quán của ta. Tại sao lại bắt ta phải theo họ.
Quan niệm của tác giả cả nước ta như một thương trường. Tôi cho rằng tác giả đưa ra ý tưởng này không thuyết phục.
Ý kiến bạn đọc