Nhà văn Phạm Cao Củng (trái) và GS Phạm Tú Châu
Trong một nền văn chương quốc ngữ mới hình thành của một dân tộc “duy tình” như người Việt, bên cạnh văn chương Tự lực văn đoàn với các tiểu thuyết tình cảm cũng như các sáng tác mang tính xã hội của các nhà văn hiện thực phê phán, thể loại trinh thám duy lý và trinh thám mạo hiểm mà Phạm Cao Củng say mê và theo đuổi không được đánh giá cao cho lắm.
Tuy nhiên, ngay trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan xuất bản năm 1943, nhà phê bình này đã đánh giá khá cao Phạm Cao Củng: “Cái đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng là những nhân vật và khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất VN, hợp với trình độ người VN ta hiện thời, không như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt những mẩu chuyện ly kỳ của Tây phương rồi cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt, lai Pháp... Nếu xét truyện trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi tương đối, người ta thấy đến nay ở nước ta, trong loại này, tiểu thuyết của Phạm Cao Củng vẫn là những tiểu thuyết khá hơn cả”.
Năm 2011, NXB Công An Nhân Dân đã in lại Truyện trinh thám Phạm Cao Củng và mới nhất, năm 2012, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn đã in Hồi ký Phạm Cao Củng. Cuốn hồi ký được ông viết trong nhiều năm và dừng lại ngày 31-3-1999 giúp người đọc hình dung về cuộc đời của một nhà văn đi từ những buổi đầu tiên của nền văn chương báo chí hiện đại.
Ý kiến bạn đọc