Hàn Quốc: Điện ảnh lên ngôi, văn hóa đọc hấp hối!

Đăng lúc: Thứ tư - 06/03/2013 13:56
Suy thoái kinh tế khiến người Hàn Quốc cảm thấy chi số tiền tương đương 200.000 đồng cho một lần xem phim ở rạp có lợi hơn chi 340.000 đồng mỗi tháng để mua sách. Hậu quả là trong năm 2012, văn hóa đọc ở xứ kim chi xuống thấp đến mức báo động.
Hàn Quốc thị trường xuất bản đi xuống nhưng điện ảnh lên như diều gặp gió, tình hình khá giống với Việt Nam.

Hàn Quốc thị trường xuất bản đi xuống nhưng điện ảnh lên như diều gặp gió, tình hình khá giống với Việt Nam.

Theo Korea Times, số liệu từ hãng thống kê Statistics Korea công bố hôm 4/3, cho thấy doanh số bán sách bìa cứng, bìa mềm và báo, tạp chí đã thấp đến mức kỷ lục trong năm qua khi mức chi tiêu trung bình của các hộ gia đình giảm xuống chỉ còn 20.000 won (gần 400.000 đồng) mỗi ngày.
Cả thực tại và tương lai của ngành xuất bản sách báo ở Hàn Quốc đang ở tình trạng ảm đạm hơn bao giờ hết.

Người Hàn Quốc ngày càng ít đọc

Năm 2012, số lượng sách mới được xuất bản cũng giảm 20% so với năm trước đó. Số lượt đặt mua sách giấy qua mạng cũng giảm lần đầu tiên từ năm 2001, năm mà cơ quan thống kê bắt đầu tính doanh số sách bán qua mạng.

Năm 2011, trung bình mỗi gia đình ở Hàn Quốc dành 19.000 won (hơn 360.000 đồng) mỗi tháng để mua sách, sang năm 2012, số tiền này giảm đi 7,5%. Thị trường sách nước này đạt đỉnh cao vào năm 2003, khi đó số tiền mua sách hằng tháng của mỗi gia đình là hơn 26.000 won (hơn 500.000 đồng).

Để thấy rõ hơn sự đi xuống của nhu cầu đọc, thống kê của Hiệp hội Xuất bản Hàn Quốc KPA cho thấy năm qua có gần 40.000 đầu sách mới được xuất bản, tương ứng với hơn 85 triệu bản sách được tung ra. Sự đi xuống thể hiện ở chỗ: đây là năm đầu tiên từ năm 2000 mà lượng sách mới xuất bản không vượt qua được 100 triệu bản.

Suy thoái kinh tế và suy giảm nhu cầu đọc trong công chúng ở Hàn Quốc cuối cùng đã thể hiện tác động rõ rệt lên ngành xuất bản nước này. "Thị trường xuất bản đang lâm vào tình trạng xấu nhất" - ông Han Ki Ho, Chủ tịch Viện Nghiên cứu thị trường xuất bản Hàn Quốc nhận định.

"Số lượng hiệu sách trong cả nước năm 1994 là 5.600 hiệu, đến năm 2011 chỉ còn 1.750 hiệu". 

"Ban đầu, khi các hiệu sách lần lượt đóng cửa, các dịch vụ mua sách qua mạng đã bắt đầu hoạt động và phát huy tác dụng. Nhưng về sau đến các nhà sách trên mạng cũng gặp khó. Năm ngoái, lần đầu tiên số nhà sách trên mạng giảm đi mà không tăng lên. Tình hình tài chính của các nhà xuất bản đang gặp khó khăn vì không có giải pháp tạo ra một hệ thống xuất bản sách với giá bán hợp lý" - theo ông Han.

Hoạt động kinh doanh của các nhà sách trên mạng đang trên đà tăng bỗng khựng lại và giảm đi trong năm 2012 là một dấu hiệu xấu.

Khó khăn của xuất bản sách giấy là xu hướng chung của thế giới, điều này đã xảy ra tại Hàn Quốc. Việc sách điện tử ngày càng chiếm ưu thế cũng là xu hướng chung của thế giới, nhưng ở Hàn Quốc xu hướng này chưa có tác động lớn như giới xuất bản mong muốn.

Các công ty công nghệ luôn quảng cáo các dụng cụ đọc sách điện tử như là những công cụ sẽ cứu ngành xuất bản và giúp người đọc tiết kiệm thời gian, công sức. Mặc dù vậy, ngành sách điện tử ở Hàn Quốc còn non trẻ, số lượng chưa đủ lớn để thu hút người đọc.

Điện ảnh Hàn Quốc được lợi vì suy thoái

Trong khi quay lưng với sách báo, công chúng Hàn Quốc lại hướng đến điện ảnh. Chính xác thì trong năm qua điện ảnh là ngành công nghiệp hiếm hoi ở Hàn Quốc vẫn phát triển, chống lại được tác động của suy thoái kinh tế.

Trái ngược với xuất bản, công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã có một năm 2012 đầy thành công khi bán được 200 triệu vé xem phim và vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong 2 tháng đầu năm 2013. Các rạp chiếu thường xuyên đông khách, tháng 1/2013 đã có 23 triệu lượt người xem. Còn tháng 2 này, đã có 18 triệu lượt người tới rạp, dù đây chưa phải là con số thống kê toàn tháng. 

Một trong những ưu thế của điện ảnh Hàn Quốc là sản xuất được những phim ăn khách, thu hút khán giả trong nước, ngang ngửa so với các bom tấn Hollywood. Các phim điện ảnh ăn khách gần đây có Miracle in Cell No. 7hay The Berlin File đều có hàng triệu lượt người xem, gây tiếng vang đến cả truyền thông phương Tây.

Không có gì khó hiểu khi suy thoái kinh tế thực chất lại giúp thị trường điện ảnh Hàn Quốc phát triển. Công chúng, hiện có thu nhập thấp hơn và phải chịu giá tiêu dùng cao hơn trước đây, có xu hướng thích chi ít tiền, dành ít thời gian hơn cho giải trí. Với nhu cầu tối thiểu như vậy, mất khoảng 10.000 won (gần 200.000 đồng) để xem phim, ăn bỏng ngô và uống nước ngọt trong vòng 2 tiếng đồng hồ là một lựa chọn hợp lý, thay vì mua sách.

Mi Ly
(Theo thethaovanhoa.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 314
  • Khách viếng thăm: 310
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 10328
  • Tháng hiện tại: 307402
  • Tổng lượt truy cập: 49453879