Soạn giả Huỳnh Anh, Chủ tịch Hội VH-NT: Xây dựng một nền VH-NT đặc thù, đậm nét riêng biệt trên mảnh đất Tiền Giang

Đăng lúc: Thứ sáu - 11/11/2011 15:49
Soạn giả Huỳnh Anh, Chủ tịch Hội VH-NT: Xây dựng một nền VH-NT đặc thù, đậm nét riêng biệt trên mảnh đất Tiền Giang

Soạn giả Huỳnh Anh, Chủ tịch Hội VH-NT: Xây dựng một nền VH-NT đặc thù, đậm nét riêng biệt trên mảnh đất Tiền Giang

Ngày 9 và 10/11, Hội Văn học - Nghệ thuật (VH-NT) tiến hành Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2011-2016. Đại hội tập trung đánh giá những thành quả đã đạt được trong 5 năm qua, đồng thời tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới. Trước thềm đại hội, soạn giả Huỳnh Anh, Chủ tịch Hội VH-NT chia sẻ:

Nhìn lại chặng đường phát triển VH-NT Tiền Giang trong thời gian qua và hướng tới tương lai, chúng ta có quyền tự hào và khẳng định giới văn nghệ sĩ Tiền Giang luôn vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, dốc toàn tâm toàn sức tạo ra những sản phẩm tinh thần có chất lượng cao, hòa cùng xu thế của cả nước và thời đại. Đội ngũ văn nghệ sĩ ngày thêm lớn mạnh, cống hiến nhiều tác phẩm tốt cho xã hội. Hàng ngàn tác phẩm ra đời, hàng trăm giải thưởng trong 5 năm qua đã khẳng định tiềm lực của phong trào mà Hội đã gầy dựng. Từng hội viên luôn phấn đấu vượt mọi khó khăn, học tập, sáng tạo bằng sự nỗ lực cao nhất của bản thân, đoàn kết giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp.

* PV: Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, điều ông tâm đắc là gì?

* Soạn giả Huỳnh Anh: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội VH-NT nhiệm kỳ V, hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh nhà đã có bước phát triển mới. Hội luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, phấn đấu vươn lên xây dựng các chi hội chuyên ngành vững mạnh, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Hội. Hội đã mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý, chú trọng mục tiêu phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả xã hội của tác phẩm, khắc phục xu hướng hành chính hóa hoạt động, đoàn kết tập hợp được đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên có tay nghề khá, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Ngoài ra, Hội còn làm tốt việc định hướng hội viên trong sáng tác, biểu diễn đi đôi với việc nâng cao trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ. Hội đã lãnh đạo hoạt động VH-NT của Tiền Giang 5 năm qua phát triển đúng hướng, góp phần xây dựng bộ mặt văn hóa văn nghệ của tỉnh nhà thêm khởi sắc.

Hoạt động giới thiệu tác giả, quảng bá tác phẩm có nhiều tiến bộ. Năm năm qua, các chi hội chuyên ngành đã có bước phát triển đồng bộ, nhiều tác phẩm tốt trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, múa... đi sâu vào chủ đề truyền thống cách mạng, những thành quả trong sự đổi mới của đất nước, con người Tiền Giang. Việc thành lập các câu lạc bộ với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, thu hút nhiều lớp trẻ có năng khiếu góp phần làm trẻ trung diện mạo VH-NT tỉnh nhà, là dấu hiệu mới đáng trân trọng, nuôi dưỡng. Công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn học nghệ thuật ở địa phương đạt được những kết quả thiết thực, đủ cơ sở và điều kiện để thành lập Chi hội Văn nghệ dân gian trong nhiệm kỳ tới.

* PV: Từ lâu giới văn nghệ sĩ của tỉnh nhà mong đợi có một giải thưởng về VH-NT để ghi nhận sự đóng góp của anh em. Ông chia sẻ về vấn đề này như thế nào?

* Soạn giải Huỳnh Anh: Từ năm 2008, Hội đã tham mưu và được Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương thành lập Giải VH-NT Thủ Khoa Huân để ghi nhận công lao của các văn nghệ sĩ Tiền Giang có nhiều đóng góp cho phong trào VH-NT của tỉnh. Từ đầu năm 2011, Hội đã lập dự thảo Quy chế, thông qua Ban Chấp hành đóng góp rất nhiều lần. UBND tỉnh đã ra Quyết định ban hành Quy chế và thành lập Hội đồng xét giải vào tháng 2-2011. Hội đã triển khai Quy chế và thủ tục đăng ký dự giải trong toàn thể hội viên ngay sau đó. Đây là một giải lớn của tỉnh, 5 năm xét tặng một lần. Dù ra đời muộn hơn các tỉnh trong khu vực, song Giải thưởng VH-NT Thủ Khoa Huân chính là thước đo về giá trị tác phẩm và vinh danh tác giả, làm cho giới văn nghệ sĩ trong tỉnh phấn khởi.

Giải VH-NT Thủ Khoa Huân năm nay được xét trao cho 20 tác giả, trong đó văn 5, mỹ thuật 3, nhiếp ảnh 2, sân khấu 3, nhạc 5 và múa 2. Hầu hết các tác giả dự giải đều có đủ số lượng tác phẩm quy định, có nhiều đóng góp cho phong trào, rất xứng đáng được nhận giải. Các tác giả xứng đáng được trao giải đợt này lẽ ra phải nhiều hơn, nhưng vì số lượng giải có hạn, do đó Ban tổ chức phải gác lại một số hồ sơ, chờ lần phát giải sau sẽ tiếp tục xét.

* PV: Với vai trò là Chủ tịch Hội VH-NT, điều ông trăn trở sau khi tổng kết nhiệm kỳ qua là gì?

* Soạn giả Huỳnh Anh: Tác phẩm ra đời trong nhiệm kỳ qua khá nhiều, nhưng chưa có tác phẩm quy mô tạo được tiếng vang lớn. Hội đã xây dựng được đội ngũ nghiên cứu, lý luận, phê bình VH-NT, nhưng hoạt động còn yếu, chưa thực hiện được chức năng hướng dẫn dư luận, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng và qua đó văn nghệ sĩ rút được nhiều kinh nghiệm trong sáng tác. Trang website của Hội thành lập đã 4 năm, nội dung khá phong phú, thông tin nhanh nhạy, rất tiện lợi trong việc quảng bá tác phẩm, giới thiệu gương mặt tác giả và thông tin mọi hoạt động phong trào, nhưng vì chưa có nguồn kinh phí và cán bộ phụ trách riêng nên trang web chưa thu hút bài vở nhiều, tiến độ phát triển còn chậm. Hội bao gồm nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, rất cần người quản lý từng chuyên ngành riêng biệt, nhưng biên chế cơ quan thường trực quá ít người, việc kiêm nhiệm đã ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác quản lý chuyên môn rất nhiều. Hoạt động của Hội rất phong phú, nhưng việc tuyên truyền quảng bá thành tích chưa đúng mức...

* PV: Theo ông, trong nhiệm kỳ tới Hội cần chọn khâu đột phá nào để phong trào sáng tác VH-NT của tỉnh nhà phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu? 

* Soạn giả Huỳnh Anh: Tiềm năng văn học nghệ thuật của Tiền Giang còn rất lớn. Nhiệm vụ của Hội còn rất nặng nề, đòi hỏi những người quản lý phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục phấn đấu không ngừng để hoàn thành trách nhiệm được giao phó. Đó là xây dựng một nền VH-NT đặc thù, đậm nét riêng biệt trên mảnh đất Tiền Giang. Trong nhiệm kỳ tới, Hội cần phải tạo tiếng vang, xây dựng vị trí của Hội đối với các cơ quan và trong toàn xã hội. Hội cần quan tâm hơn nữa đến các chi hội huyện, chỉ đạo, định hướng sâu sát, thường xuyên hơn. Chính từ các phong trào ở cơ sở, những hạt nhân VH-NT mới ra đời, tạo thêm nguồn nhân lực cho phong trào. Hội cần tổ chức những cuộc hội thảo, tọa đàm chuyên đề, mời các cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ của TP. Hồ Chí Minh và Trung ương về tham dự. Cần tập trung đẩy mạnh hoạt động VH-NT của tỉnh cùng lúc 2 lĩnh vực phong trào và đỉnh cao, vừa quan tâm bề rộng, vừa chú ý chiều sâu. Bên cạnh, Hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội chuyên ngành, phấn đấu có thêm nhiều hội viên được kết nạp vào các Hội chuyên ngành trung ương, có các tác phẩm đạt giải cao, có tiếng vang và tầm lan tỏa rộng. Quan tâm đầu tư sáng tác để có những tác phẩm, công trình VH-NT quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ xã hội. Tiếp tục hỗ trợ cho tác giả sáng tác để tạo ra những tác phẩm VH-NT có chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật...

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nguyên Võ (thực hiện)
Nguồn: tiengiang.gov.vn

Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 365
  • Khách viếng thăm: 320
  • Máy chủ tìm kiếm: 45
  • Hôm nay: 14688
  • Tháng hiện tại: 311762
  • Tổng lượt truy cập: 49458239