143 câu chuyện văn hoá của người dân tộc ít người

Đăng lúc: Thứ tư - 14/11/2012 10:30
Triển lãm “Văn hoá của mình – đối thoại trong không gian mở”, với 143 tác phẩm độc đáo do chính những người thuộc chín nhóm dân tộc ít người chụp, được viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường tổ chức tại công viên Lam Sơn, Q.1, TP.HCM sẽ là những khám phá thú vị về nền văn hoá của các dân tộc anh em.
Những tay máy nghiệp dư
Các em bé người Khmer đang chơi trò chơi chéo giò nhảy vòng hay còn gọi là trò Bắc kim thang. Người kể chuyện: Trần Thị Huỳnh Mai, dân tộc Khmer, Sóc Trăng

“Cô dâu Lý Thị Thanh Tâm (19 tuổi) và chú rể Tìa Phương Thái (20 tuổi) trong trang phục truyền thống đang làm lễ lạy mặt trời. Đây là nghi thức bắt buộc phải được thực hiện ở nhà gái vào 4g30 sáng, trước lúc đón dâu về nhà trai. Người Khmer quan niệm rằng, hai người được cha mẹ sinh thành thì khi kết hợp với nhau phải làm lễ tạ mặt trời, nhờ mặt trời chứng kiến và cầu trời cho phát tài phát lộc. Lễ này làm kế hông nhà gái, quay mặt qua hướng đông”, tác giả Hồng Tam Bửu chú thích cho bức ảnh của mình.

“Người Vân Kiều quan niệm rằng người ta đau ốm là do hồn đi ra khỏi cơ thể. Gia đình phải đến nhờ thầy bói xem để biết nguyên nhân, sau đó mới mời thầy mo về cúng gọi hồn. Trong lễ gọi hồn, thầy mo làm lễ thổi để đuổi bệnh tật trong người ra sau đó mới cúng gọi hồn. Thầy mo cầm cây nến đỏ lửa cho vào mồm rồi thổi vào lưng hoặc chỗ đau của người bệnh, vừa thổi thầy mo vừa xoa để tan hết chỗ đau”, tác giả Hồ Văn Tam chú thích.

Đó chỉ là hai chú thích chi tiết đi kèm hai bức ảnh trong số 143 tác phẩm nhiếp ảnh trong dự án Photovoice do viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức có mặt trong triển lãm. Bộ ảnh là tập hợp những tác phẩm xuất sắc nhất từ hơn 70.000 bức ảnh mà chín nhóm bà con các dân tộc ít người gồm: H’mông, Si, Dao (Yên Bái), H’mông đen, Dao đỏ (Lào Cai), Mường, Thái (Thanh Hoá), Pa Cô, Vân Kiều (Quảng Trị), và Khmer (Sóc Trăng) đã chụp trong nửa năm tham gia chương trình Photovoice. Đại đa số bà con đều chưa từng sử dụng máy ảnh trước đó. Họ được cung cấp một số hiểu biết căn bản về đa dạng văn hoá, kỹ thuật chụp ảnh và kể chuyện, sau đó được trao máy ảnh để miêu tả cuộc sống của mình.
 

Cánh cửa mở ra những đời sống thú vị

Mỗi bức ảnh trong triển lãm là một câu chuyện chân thực, được người chụp tìm hiểu và kể lại với cái nhìn của người trong cuộc. Nhiều tấm tuy bố cục chưa

Triển lãm kéo dài từ 10 đến 18.11 tại công viên Lam Sơn, Q.1, TP.HCM. Có một số sách ảnh, lịch để bàn dành tặng người xem như những sản phẩm văn hoá lưu lại sau quá trình bà con chụp ảnh.                                                                    

chặt chẽ nhưng đổi lại lại ẩn chứa những thông điệp mạnh mẽ về cuộc sống cộng đồng. Kèm theo mỗi bức ảnh là những chia sẻ gợi mở về các thực hành văn hoá, về sinh kế, tín ngưỡng, tâm linh và cả về những biến đổi trong nhiều mặt của đời sống của chính tác giả. “Những bức ảnh triển lãm cùng nhau nói lên rất nhiều ý nghĩa. Người xem có thể cảm nhận được văn hoá không có cao có thấp, mà đẹp ở sự đa dạng và khác biệt. Người xem cũng sẽ thấy văn hoá đang đem lại lợi ích kinh tế cho các cộng đồng. Hơn hết, họ có thể thấy người dân tộc ít người chính là những người đang chủ động khám phá, thể hiện và quyết định văn hoá được bảo tồn và tiếp thu như thế nào”. Ông Lê Quang Bình, viện trưởng iSEE cho biết.

Sau khoảng thời gian sáu tháng, những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư đã không chỉ chụp được những bức ảnh thật độc đáo, mà còn có thêm nhiều hiểu biết về các giá trị văn hoá của dân tộc mình và các dân tộc anh em. Chị Hồ Thị Bụi ở Quảng Trị, người đã có cái nhìn mới về bản sắc Pa Cô của mình, chia sẻ: “Trước khi tham gia chương trình Photovoice, em thấy văn hoá mình ít đẹp, ít độc đáo. Em thấy các bà các mẹ đeo khuyên tai nặng, em không hiểu tại sao lại đeo. Em nhìn thấy người dân tộc khác họ đeo vàng đeo bạc, em nghĩ dân tộc mình lạc hậu. Bây giờ em biết và thấy tự hào vì các bà còn đeo trang sức truyền thống”.

Văn hoá của mình – đối thoại trong không gian mở không chỉ là một dự án về sáng tạo nghệ thuật cộng đồng, giúp người tham gia và cả người xem cùng nhau tìm về gốc rễ dân tộc mà còn là một cánh cửa mở ra hàng trăm câu chuyện có đời sống riêng mà chung từ văn hoá của các tộc người trong 54 dân tộc anh em người Việt.

 

Trâm Anh
(Theo Sài Gòn tiếp thị)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 210
  • Khách viếng thăm: 209
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 9485
  • Tháng hiện tại: 2508871
  • Tổng lượt truy cập: 48882998