Nữ nhà thơ đầu tiên ở Việt Nam sáng tác thơ theo thể “Thơ Mới”

Đăng lúc: Thứ tư - 11/02/2009 15:01
Nữ sĩ Manh Manh tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại Gò Công trong một gia đình trí thức.
Năm 1932, sau khi dạy học một thời gian, bà bước vào làng báo ở Sài Gòn với tư cách là cộng tác viên thường trực của tờ Phụ nữ tân văn. Sau những bước đi “khai sơn phá thạch” của Phan Khôi và Lưu Trọng Lư trong phong trào đổi mới thi ca, bà ra sức cổ súy cho phong trào “thơ mới” bằng cách viết bài, diễn thuyết và sáng tác thơ theo phong cách mới. Ngày 26 tháng 7 năm 1933, tại một cuộc diễn thuyết ở Hội Khuyến học Sài Gòn, bà đã phê phán quyết liệt trường phái “thơ cũ”; và cho trình làng một thi phẩm mang tên “Canh tàn” được sáng tác theo lối mới để tỏ thái độ ủng hộ phong trào “thơ mới” đang hồi phôi thai. Xin trích một vài đoạn của bài thơ trên:

Em ơi, nghe lóng nghe,
Gió đêm thoáng qua cửa.
Lụn tàn một góc lửa,
Lạnh ngắt chốn buồng the.

Gió đêm thoáng qua cửa,
Não dạ dế tỉ te.
Lạnh ngắt chốn buồng the,
Em ơi, khêu chút lửa...


Cuộc diễn thuyết của bà đã tạo nên một tiếng vang lớn, được đông đảo dư luận, nhất là các nhà thơ trẻ, đồng tình và ủng hộ. Trên báo Phụ nữ tân văn, Hoài Thanh viết: “Từ hai tháng trước, hôm 26 juillet 1933, một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn Thị Kiêm, đã lên diễn đàn hội Khuyến học Sài Gòn thành lập đến bấy giờ đã 25 năm. Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng là lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết đông người nghe đến như thế”.

Tiếp theo, bà còn có một cuộc tranh luận nảy lửa với ông Nguyễn Văn Hanh tại Hội Khuyến học Sài Gòn ngày 9-1-1935 về “thơ cũ” và “thơ mới”. Hành động dũng cảm của bà trên diễn đàn văn học đã được nhiều người nể phục. Đào Trinh Nhất, với bài “Nữ tiên phuông thơ mới ở Nam kỳ ta” trên tờ tuần báo Mai số ra ngày 22-1-1938, đã ca ngợi bà là “người đã mạnh bạo chủ trương thơ mới ở Nam kỳ ta trước nhứt”.

Ngoài việc hô hào cho “thơ mới”, bà còn đi diễn thuyết ở khắp nơi và viết báo cổ vũ cho sự bình đẳng nam nữ, được nữ giới hoan nghinh nhiệt liệt.
Nguyễn Phúc Nghiệp
(Theo Văn nghệ Tiền Giang xuân 2008)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 196
  • Khách viếng thăm: 195
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 39220
  • Tháng hiện tại: 2484110
  • Tổng lượt truy cập: 48858237