Nội dung Văn học Bút ký - Ghi chép - Phóng sự

Nước mắt của người thương binh mù

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Tổng Biên tập báo Ấp Bắc Nguyễn Thị Bạch Vân (Chín Vân) điện thoại gọi tôi lên trực tiếp giao nhiệm vụ. Linh tính mách bảo với tôi rằng, chắc chắn là một vụ có vấn đề mang tính nghiêm trọng và hóc búa.

Bức chân dung Hồ Chí Minh

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Chuyện ấy chỉ có giáo sư Lý Chánh Trung và tôi biết cụ thể hay kể nhau nghe và rất tâm đắc. Nay giáo sư đã lớn tuổi, sức khỏe kém, đi đứng khó khăn, trí nhớ hạn chế. Chuyện mới đó mà trên 20 năm rồi. Thời gian như thước đo, chốt lại cái gì đáng nhớ, cái gì lặng lẽ như dòng nước trôi đi. Gẫm lại, tôi thấy cần phải ghi mấy dòng tâm sự nầy nếu không tôi thấy như có phần thiếu sót.

Sóng gió Cồn Lân

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Cồn Lân còn có tên là cồn Thới Sơn, trong nhóm cù lao tứ linh: “Long - Lân - Quy - Phụng” nằm giữa dòng sông Tiền thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cồn Lân từng được coi là “Thiên đường du lịch sinh thái xanh” miệt vườn Nam bộ. Thế nhưng, sóng gió đã không ngớt nổi lên trên mảnh đất cù lao vốn xanh tươi, xinh đẹp này.

Gió cát đảo xa

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Chúng tôi đến Thổ Chu thì trời bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa đầu mùa như giải nhiệt cho hòn đảo đang nóng bức này. Cây cối dường như tươi mát hơn sau trận mưa. Trông mọi người ai cũng phấn khởi và thích thú. Đảo Thổ Chu xem ra khá trù phú và tấp nập, không đến nỗi hoang vắng.

Nghệ sĩ Trọng Nguyễn: Với anh đá hay hoa đều có linh hồn

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Hơn 10 năm kể từ ngày nghe tin soạn giả Trọng Nguyễn ngã bệnh tôi mới được gặp lại anh vào tháng 5 năm 2013 tại nhà riêng ở đường Hòa Bình TP.Bạc Liêu, anh đang sống với người con trai út, hiện là chủ cửa hàng áo cưới và ảnh cưới. Cái nhìn đầu tiên tôi bỗng thấy nhoi nhói trong lòng, một Trọng Nguyễn rắn rỏi, vui tính ngày nào giờ trở thành ông lão hom hem bởi hơn 10 năm qua anh phải chống chọi với di chứng tai biến mạch máu não. Bệnh tật làm anh khó khăn trong việc đi lại nhưng tinh thần vẫn lạc quan, trí nhớ gần như nguyên vẹn đặc biệt là những dòng tư duy vẫn còn nhạy bén khi được khơi nguồn...

Chuyện bên dòng T5

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

I. Cách đây hơn 5 năm, trong lần ghé thăm chú Sáu Hơn - nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, tôi nhớ mãi câu nói của chú: “Không “đánh thức” được đồng phèn của vùng tứ giác Long Xuyên, thì không thể có vựa lúa ĐBSCL như ngày nay. Cũng không thể có một An Giang đứng đầu cả nước về sản lượng lúa”. Đương nhiên, Việt Nam cũng không thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Những chuyến hàng cho ngàn trang in

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968, tình hình vô cùng khó khăn. Tại Vĩnh Long, sau khi chấn chỉnh lại lực lượng và nhận thêm viện trợ ồ ạt từ Mỹ, địch tập trung toàn lực để bình định cấp tốc.

Người giữ hồn quê

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Tôi tình cờ ghé vô quán cà phê nhỏ ở khu vực Trường Hòa, phường Trường Lạc, huyện Ô Môn vào một buổi chiều, nhấp vài hớp cà phê tôi bỗng nghe văng vẳng tiếng đờn phát ra từ ngôi nhà bên kia mé mương. Dầu khoảng cách không gần lắm nhưng tai tôi nghe rõ mồn một từ âm điệu luyến láy não nùng của bài Dạ cổ hoài lang.

Biển trời no gió

(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)

Nhân có đoàn khách tỉnh Bình Thuận vào thăm, chúng tôi cùng khách ra tham quan vùng ven biển Bạc Liêu. Bờ biển Bạc Liêu chỉ cách nội ô thành phố khoảng 6 - 7 cây số. Nhưng bờ biển Bạc Liêu có gì và có gì khác bờ biển Bình Thuận? Chúng tôi nói với các anh em trong đoàn đi cùng là có khác, có khác mới giới thiệu với khách chứ!

Đồng Tháp Mười ngày mới: Về nơi "Tháp Mười đẹp nhất bông sen"

Qua khỏi Hậu Mỹ Bắc B, xe chúng tôi vào địa phận xã Đốc Binh Kiều (Tháp Mười, Đồng Tháp). Đốc Binh Kiều, Tháp Mười, Gò Tháp...là những địa danh lịch sử, gợi trong chúng tôi những giai đoạn hào hùng trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước ở phương Nam. Đó là khởi nghĩa chống Pháp của Thiên Hộ Dương, của Đốc Binh Kiều, của di chỉ văn hóa Phù Nam “Gò Tháp”, của câu thơ nổi tiếng thể hiện lòng kính yêu lãnh tụ:

Đồng Tháp Mười ngày mới: Đổi thay trên vùng "rốn lũ" Tiền Giang

LTS: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) là một nhà khoa học giàu tâm huyết với nền nông nghiệp nước nhà. Ông coi trọng và cổ vũ đưa những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp mới vào sản xuất, tạo tiền đề cho những vụ mùa bội thu, tạo sức bật cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn thời kỳ đổi mới. Mùa lũ năm nay, ông đã có một chuyến khảo sát vùng Đồng Tháp Mười thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.

Cổ tích về bà Năm “Bồ Tát” ở Mỹ Tho

Sau nhiều năm bôn ba khắp các nước ở châu Âu, bà Huỳnh Thị Năm (ngụ tại Phường 2, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), trở về quê nhận nuôi một đứa trẻ mang trong người căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS. Người trong khu phố gọi bà bằng cái tên thân thương: bà Năm “Bồ Tát”.

Tản mạn bên bờ Cái Lá

Anh Ba Thâu nói ở xã Phú An nhiều ông hơn bà: rạch Ông Cối, Ông Xây, vịnh Ông Trung, thêm Ông Quản Tú được đặt tên cho một giồng cát và cái ông Văn Cang cư ngụ ở ngã tư nghe đâu xưa là một họa sĩ có danh... Còn bà thì chỉ có rạch Bà Phò, rạch Bà Bốn.

Bà Tư bán xôi

Dáng gầy gò của bà lão đội nón lá với gánh hàng xôi tại góc đường Tết Mậu Thân (Khu phố 5, Phường 4, TP. Mỹ Tho) đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc đối với những ai qua lại nơi đây. Và tên gọi “Bà Tư bán xôi” cũng có từ đó.

Tháng tám, về thăm Chiến lũy Pháo Đài

Sắp đến ngày giỗ lần thứ 149 của Anh hùng dân tộc Trương Định (20-8-1864 - 20-8-2013), tôi quyết định làm một chuyến hành hương về thăm Chiến lũy Pháo Đài (Phú Tân, Tân Phú Đông). Dù biết khá đầy đủ thông qua nghiên cứu nhiều tài liệu, hình ảnh về Chiến lũy Pháo Đài nhưng thật tình đây là lần đầu tiên tôi mới có dịp đến thăm nên tâm trạng rất phấn chấn.

Chuyện về người con ưu tú của Tiền Giang nằm lại ở Côn Đảo

Trong danh sách của 1.921 chiến sĩ cách mạng yên nghỉ trong Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo, có một người con ưu tú của Tiền Giang. Đó là Liệt sĩ Phạm Thành Trung, nguyên Tỉnh ủy viên Mỹ Tho, nguyên Bí thư Huyện ủy Cái Bè trong thời kỳ chống Pháp.

Người Gò Táo trông chờ tu sửa Đình Tân Đông

Đình Tân Đông là một ngôi đình cổ, tọa lạc ở ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông. Theo các cụ cao niên, đình được chuyển về đây xây dựng lại vào năm 1907 (đình cũ cũng ở Gò Táo cách đó hơn 1km nay thờ Miếu Thổ thần). Sau 1975 đình bị bỏ hoang nên hư hao chỉ còn chính điện được rễ 2 cây bồ đề ôm lấy 5 vòm cửa nên gần đây được mệnh danh "ngôi đình độc nhất vô nhị". Ngày 9/12/2010, đình này được UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Mẹ Tươi & ký ức về câu chuyện cứu chữa anh thương binh

Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng mẹ vẫn còn nhớ như chuyện vừa mới xảy ra. Đó là ký ức những ngày đầu tháng 5 năm 1970. Mẹ là Huỳnh Thị Tươi (Mười Tươi), sinh năm 1935, lớn lên trong một gia đình nông dân gốc cách mạng ở ấp Bình Hưng (Bình Phan, Chợ Gạo). Mẹ tham gia công tác ở cơ sở từ năm 1961, năm 1965 được chuyển ra hoạt động hợp pháp.

Chuyện một người thương binh

Tôi chạy xe dọc theo đường Trần Thị Thơm (Phường 9, TP Mỹ Tho) rợp mát dưới hai hàng xà cừ mà lòng cứ nôn nao làm sao khi sắp được gặp một người thương binh biết vượt lên số phận. Cuộc gặp gỡ như không hề hẹn trước, bỗng nhiên thấy một ông ngoài lục tuần đang đạp xe trên đường bằng một chân, một tay thì cầm một cây nạng bằng gỗ. Tôi thầm nghĩ: “Không lẽ ông trời giúp mình gặp người muốn tìm tại đây chăng?”. “Chú cho con hỏi nhà chú Bá thương binh ở đâu ạ?”, “Là tôi đây, chú em gặp tôi có gì không?”. Thế là tôi và ông tấp xe vào một quán cà phê bên đường. Cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc với ông Bá là vẻ điềm đạm, lời nói chậm rãi, cẩn trọng nhưng lại hóm hỉnh và gần gũi.

Huyền thoại về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc, nơi bắt đầu của con đường Trường Sơn lịch sử đã phải oằn mình hứng chịu những vết thương của chiến tranh. Cách đây 45 năm, nơi đây đã chứng kiến một sự hy sinh của mười cô gái sông Lam mà đến nay vẫn còn làm quặn thắt trái tim những người đang sống khi nghĩ đến Ngã ba Đồng Lộc. Nhà thơ Huy Cận đã nói: “Nghìn năm sau, lịch sử sẽ còn ghi/Những năm tháng chiến tranh ác liệt/Nghìn vạn chuyến xe đi/Qua trái tim Ngã ba Đồng Lộc…” (bài thơ Ngã ba Đồng Lộc).

Các tin khác