Bệnh đái tháo đường và những điều cần tránh

Đăng lúc: Thứ hai - 17/11/2014 07:45
Nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực, nghiện game, tivi, sử dụng thức ăn nhanh…

Bệnh đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin.

Thừa cân, béo phì là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường.
Thừa cân, béo phì là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường.

Gánh nặng bệnh đái tháo đường

Ths BS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến, đã và đang gia tăng nhanh chóng ở mọi quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, trẻ em bị béo phì, nghiện game và tivi…

Trong đó, chủ yếu là đái tháo đường type 2, chiếm khoảng trên 90%.

Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 có 382 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong năm 2013, đái tháo đường gây ra tử vong cho 5,1 triệu người và tổn thất khoảng 548 triệu USD cho các chi phí về chăm sóc sức khỏe. Nếu không có hành động để dự phòng bệnh đái tháo đường, sẽ có khoảng 592 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trong vòng chưa đến 25 năm tới.

Tổ chức Y tế Thế giới dự báo, đái tháo đường sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới vào năm 2030. Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu qua việc làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Đái tháo đường là một nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, cắt cụt chi và tổn thương thận. Thiếu kiến thức về bệnh đái tháo đường cùng với việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ y tế và thuốc thiết yếu có thể dẫn đến các biến chứng trên.

PGS TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, tại Việt Nam cho biết, theo kết quả điều tra dịch tế học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường tăng dần theo nhóm tuổi, cụ thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30 - 39; 3,7 ở nhóm 40- 49; 7,5% ở nhóm tuổi từ 50- 59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60- 69.

Các loại đái tháo đường:

Đái tháo đường type 1: tế bào tụy bị phá hủy do các nguyên nhân miễn dịch dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối. Điều trị bắt buộc phải dùng insulin.

Đái tháo đường type 2: là tình trạng kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, tập luyện, thuốc uống hoặc insulin.

Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp đường máu khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Điều trị: có thể điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện và tiêm insulin.

Ai có thể có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2?

GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Đái tháo đường Việt Nam cho biết: Người ta gọi đái tháo đường type 2 là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh âm thầm tiến triển trong cơ thể người. Vì vậy, một số lượng không nhỏ người bệnh chỉ có thể phát hiện ra mình bị bệnh khi đã có biến chứng như: giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch. Việc phát hiện muộn sẽ gây thêm những tốn kém cho công tác điều trị cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Trước đây, đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở tuổi 45 thì nay lại ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều, từ 11 đến 15 tuổi. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường type 2.

-Người có căn trực hệ trong gia đình mắc đái tháo đường (bố, mẹ, anh, chị, em ruột).

- Béo phì (BMI > 25), đặc biệt là béo bụng.

- Ít vận động thể lực: vận động thể lực < 3lần/tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút

- Phụ nữ có tiền sự được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc đẻ con > 4kg.

- Nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.

- Có rối loạn mỡ máu hoặc tăng huyết áp (huyết áp>140/90mmHg)…

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ thường gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ type 1. ĐTĐ type 2 triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân được phát hiện tình cờ đi khám bệnh hoặc khi nhập viện đã có chứng cấp hoặc mạn tính của ĐTĐ.

Tuy nhiên, cũng có các dấu hiệu mà chúng ta nghĩ ngay đến khả năng mắc ĐTĐ như:

- Mệt mỏi, gầy sút 2-15kg có thể kéo dài trong nhiều tháng.

- Đái nhiều 3-10 lít/ngày, khát nhiều và uống nhiều. Có thể có dấu hiệu mất nước: lưỡi khô, da khô, nhăn nheo, mắt trũng, môi đỏ.

- Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều.

- Da hay bị ngứa và dễ bị nhiễm trùng, lâu liền vết thương.

- Giảm thị lực

- Chuột rút cẳng chân vào ban đêm, tê bì chân tay.

- Giảm tình dục, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt.

Điều trị:

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc điều trị đái tháo đường cần phối hợp nhiều phương pháp: chế độ ăn uống, tập luyện (mỗi ngày đi bộ 30 phút có thể giảm 40% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường) và thuốc hạ đường máu dạng uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, tùy loại đái tháo đường và các biến chứng đi kèm của bệnh mà chúng ta có các phương pháp điều trị khác nhau.

Dinh dưỡngcho người bị bệnh đái tháo đường:

Ths BS Phan Hướng Dương cho rằng, dinh dưỡng đóng vai trò qua trọng trong việc điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông là không có loại thực phẩm nào cấm đối với người đái tháo đường, nhưng người bệnh cần hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết (tức là những thực phẩm làm chỉ số tăng đường huyết cao). Chẳng hạn như: hoa quả ngọt (nhãn, vải, mít); nước ngọt có ga và bánh kẹo ngọt làm từ đường kính.

Bữa phụ cho người tiểu đường: (trước giờ đi ngủ)

Ths BS Phan Hướng Dương đưa ra lời khuyên: Đối với người bị bệnh tiểu đường, chúng ta phải tách bạch bữa chính, bữa phụ thật cụ thể. Ví dụ: bữa phụ chúng ta không nên sử dụng các loại thực phẩm làm gia tăng đường huyết nhanh như: bánh kem ngọt, hoa quả. Thứ 2, chúng ta không để lượng dinh dưỡng thực phẩm vào cơ thể quá nhiều, nó chỉ chiếm khoảng 15 - 20% tổng năng lượng ngày thôi.

Trên thực tế, chúng tôi thường khuyến cáo những người bệnh là nên sử dụng 2,5 thìa ngũ cốc hoặc dùng bánh của người đái tháo đường ăn kiêng, để tránh được cơn hạ đường huyết về đêm. Nếu ăn quá nhiều (kể cả thực phẩm dành cho người đái tháo đường) sẽ làm tăng năng lượng và tăng cân, tăng đường huyết, ảnh hưởng đến bệnh.

Một ví dụ thật cụ thể là có nhiều người không biết, uống 6 thìa sữa trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ tăng đường huyết và rất khó kiểm soát cân nặng. Theo tôi, 6 thìa đó là đủ cho bữa chính, có thể thay cho 1 bát phở. Cho nên, chúng ta phải tìm chế độ ăn phù hợp sẽ tốt cho người ĐTĐ hơn.


(Theo vov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 340
  • Khách viếng thăm: 313
  • Máy chủ tìm kiếm: 27
  • Hôm nay: 90443
  • Tháng hiện tại: 290440
  • Tổng lượt truy cập: 49436917