Đảng bộ huyện Cai Lậy: Hoàn thiện "tam nông", tạo đà đi tới

Đăng lúc: Thứ tư - 07/07/2010 09:42
Một góc chợ Cai Lậy. Ảnh: Ng. Chương

Một góc chợ Cai Lậy. Ảnh: Ng. Chương

Được chọn làm điểm tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện và tương đương, từ ngày 30/6 đến 2/7, Đảng bộ huyện Cai Lậy tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Nhìn lại và đi tới, điều dễ bắt gặp là huyện trọng điểm lúa của tỉnh năm nào cũng tiếp tục phát triển vượt trội về nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo.

* DIỆN MẠO MỚI: NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Bức tranh nông thôn Cai Lậy tươi sáng hơn. Người nông dân Cai Lậy cũng được thụ hưởng nhiều hơn khi điện, đường, trường, trạm đã phủ kín đến các vùng nông thôn xa xôi. Đó là kết quả của sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức, chung lòng của toàn Đảng bộ hướng về mục tiêu chung: Xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn. Nhìn lại nhiệm kỳ 2005-2010, chúng ta có thể thấy rõ hơn điều đó: tốc độ phát triển kinh tế bình quân 10,5%/năm (chỉ tiêu 10 - 11%); thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng/năm, gấp 2,1 lần so năm 2005, đạt 103,57% chỉ tiêu Nghị quyết...

Nông nghiệp là thế mạnh của Cai Lậy, vì vậy huyện đã chọn mũi đột phá vào khâu này, để quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra; đồng thời giúp nông dân có cuộc sống ổn định và tiến tới làm giàu trên mảnh đất của mình. Trong 5 năm qua, nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,79%/năm, trong đó trồng trọt tăng 5,26%, chăn nuôi tăng 3,35%, thủy sản tăng 18,45%. Việc đầu tư phát triển cây lúa, cây ăn trái đạt kết quả tích cực. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng mở rộng diện tích canh tác lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và cải tạo vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Đã hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái ở các xã Nam lộ, diện tích 17.800 ha, sản lượng hơn 232.800 tấn/năm (đạt 104,59% chỉ tiêu Nghị quyết). Vùng sản xuất lúa ở các xã Bắc lộ, diện tích 16.500 ha, sản lượng 269.700 tấn/năm (đạt 130,92% chỉ tiêu Nghị quyết). Chất lượng hàng hóa nông sản từng bước được nâng lên, tạo được uy tín trên thị trường và mang lại giá trị kinh tế cao, như sầu riêng Ngũ Hiệp, gạo Mỹ Thành (đạt tiêu chuẩn Global GAP). Đã thành lập HTX sầu riêng Ngũ Hiệp được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh đó, huyện còn chọn mũi đột phá xây dựng giao thông, thủy lợi và chỉnh trang đô thị để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều nguồn vốn, huyện đã đầu tư xây dựng 555 km đường nhựa, bê tông, 215 km đường đá cấp phối và xây mới 144 cầu (tổng chiều dài hơn 3.490 m), tổng kinh phí 1.026 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 270 tỷ đồng, (riêng giá trị đất do nhân dân hiến để làm đường là 141 tỷ đồng); thi công 324 công trình thủy lợi, trong đó có 299 công trình thủy lợi nội đồng, kinh phí 13,5 tỷ đồng và 17 cống kiên cố, kinh phí 5,8 tỷ đồng. Có nhiều công trình đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện. Bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã đầu tư 44 tỷ đồng xây dựng 10 chợ nông thôn, 2 nhà lồng chợ trung tâm thị trấn Cai Lậy và 1 siêu thị, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt là đã phát triển mô hình xã hội hóa trong xây dựng chợ.

* NỖ LỰC CHĂM LO AN SINH XÃ HỘI

Huyện đã đầu tư 17 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp và xây dựng các tuyến điện trung, hạ thế, lắp đặt điện kế chính; thi công các trạm cung cấp nước sinh hoạt tầng sâu, tạo điều kiện nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,58%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 79,92%. Các công trình cụm, tuyến dân cư, đê bao chống lũ cũng được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Đã đầu tư hơn 94 tỷ đồng thi công 3 cụm và 14 bờ bao khu dân cư, góp phần bảo vệ diện tích đất sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân khi có lũ. Bên cạnh đó, huyện cũng đã đầu tư 484 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, chợ nông thôn... đáp ứng tốt hơn nhu cầu chữa bệnh, học hành, vui chơi giải trí, mua bán, kinh doanh của nhân dân.

Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được Đảng bộ quan tâm thực hiện. Trong nhiệm kỳ qua, vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa 5,435 tỷ đồng, xây dựng 450 căn và sửa chữa 112 căn nhà tình nghĩa. Ngoài ra, hàng năm các xã, thị trấn đã vận động trên 500 triệu đồng để tổ chức lễ giỗ liệt sĩ nhân ngày 27-7.

 Công tác xóa đói giảm nghèo và các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được huyện quan tâm. Từ các nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm và cho vay cải thiện đời sống cho hộ nghèo, hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 2.100 lao động (chỉ tiêu Nghị quyết là 1.000 lao động). Từ đó, trong 5 năm qua có 5.303 hộ thoát nghèo, ước đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (dưới 10%). Để tạo điều kiện cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở được an cư lạc nghiệp, Đảng bộ vận động Quỹ Vì người nghèo 15,247 tỷ đồng, đã xây dựng 1.192 căn nhà đại đoàn kết. Riêng các hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2009 đã xem xét, hỗ trợ xây dựng 479 căn, năm 2010 xây tiếp 1.000 căn.

* BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Chất lượng sầu riêng Ngũ Hiệp đã tạo được uy tín trên thị trường. Ảnh: Nguyễn Sự

Bí thư Huyện ủy Dương Minh Điều cho biết: Để đạt được những kết quả trên, Đảng bộ và nhân dân huyện đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào tình hình thực tiễn của địa phương. Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ huyện xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung, những vấn đề lớn đều ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện. Quá trình thực hiện đã tạo sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể Đảng bộ. Đặc biệt, huyện chú trọng chỉ đạo địa phương làm tốt công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, là cơ sở để hoàn thành mọi nhiệm vụ khác của địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện điều hành công việc theo quy chế, nội quy và chương trình công tác, giữ được nề nếp sinh hoạt, hội họp theo định kỳ, nhờ đó chỉ đạo của Ban Chấp hành ngày càng đi vào chiều sâu, chặt chẽ và toàn diện hơn. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện những cá nhân, tập thể yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để xử lý, củng cố. 

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005 - 2010, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội thực hiện đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt tồn tại, yếu kém cần khắc phục, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định; sức cạnh tranh của một số hàng hóa nông sản chưa cao, một số loại đã có thương hiệu, nhưng chậm phát huy hiệu quả (như sầu riêng Ngũ Hiệp...); một số nông sản có tiếng, nhưng số lượng chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường do quy mô còn nhỏ (như lúa gạo Mỹ Thành...). Tiến độ triển khai các công trình chợ còn chậm, một số chợ sau khi đưa vào sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả, gây lãng phí; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa chợ còn bất cập. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn về nguồn vốn; công tác triển khai và tiến độ thi công một số công trình còn chậm, chất lượng chưa đảm bảo; đầu tư tăng nhưng nhu cầu lớn nên chưa đáp ứng đòi hỏi phát triển của kinh tế - xã hội. Phương thức lãnh đạo của một số cấp ủy cơ sở chậm đổi mới, công tác xây dựng Đảng có lúc, có nơi chưa được xem là khâu then chốt. Đoàn thể các cấp chậm đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động...

Nguyên Chương
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 337
  • Khách viếng thăm: 335
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 50393
  • Tháng hiện tại: 2723028
  • Tổng lượt truy cập: 49097155