Nhiếp ảnh hiện đại và hậu hiện đại

Đăng lúc: Thứ hai - 24/07/2017 09:47
Đây là một vấn đề thuộc lý luận của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam (NTNA/NTNAVN) mà trong chúng ta chưa hề đề cập. Tôi thử đặt vấn đề, mong được các đồng nghiệp của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh trao đổi, thảo luận,hy vọng vỡ ra những tri thức nhiếp ảnh mới.
Gốm- ảnh: Phạm Tấn Lực

Gốm- ảnh: Phạm Tấn Lực

Gốm- ảnh: Phạm Tấn Lực


Về khách quan, sự phát triển của Kỹ thuật số/Công nghệ điện tử-Photoshop cùng phương tiện chụp ảnh/làm ra ảnh, được Internet đăng tải với tốc độ chóng mặt, đẩy mạnh sự giao lưu toàn cầu từng giờ từng phút và rộng lớn chưa từng có về thành tựu nghệ thuật, kỹ xảo cũng như tác phẩm ảnh, tác động rất mạnh vào tư duy sáng tạo của chúng ta;

Về chủ quan, xã hội hóa cao thú “chơi ảnh” cho nhiều triệu người càng lúc càng đi vào chiều sâu, thẩm mỹ ảnh trở thành bản năng cuả cộng đồng xã hội. Trong khi công việc lý luận phê bình của chúng ta giậm chân tại chỗ, không làm được nhiệm vụ “làm ánh sáng dẫn đường cho sáng tạo nghệ thuật”.

Nhìn vào thời hiện đại và dự báo cho thời hậu hiện đại, đang và sẽ có vô vàn các câu hỏi xung quanh: NTNAVN đang ở đâu trong biển lớn nghệ thuật quốc tế ? “Sức khỏe” của NTNAVN hiện nay, mặt tích cực và tiêu cực, cần thừa kế-phát triển và cần khắc phục gì? Trong dòng chảy của nghệ thuật quốc nội và quốc tế, đang có những chuyển biến nhanh chóng, về trào lưu, trường phái, phong cách, kỹ xảo, v.v…

Theo tôi, giữa dòng chảy ấy, ta phải lấy một cái chuẩn “bất biến” để xử lý. Cho dù nhân loại tiến bước đến nghìn năm sau … thì mối quan hệ tay ba vẫn tồn tại: hiện thực, cái máy ảnh (hoặc phương tiện để chụp ảnh) và người chụp ảnh-chủ thể của ảnh phẩm. Các thuật ngữ trên lá cờ của FIAP vẫn nguyên giá trị: Science/Khoa học, Lumen/Ánh sáng và Art/Thẩm mỹ.

Thế thì …những gì đang xuất hiện và sẽ xuất hiện trong tương lai ?

Trước hết, thể loại ảnh truyền thống (phẩm chất tài liệu và mỹ cảm, đặc trưng của ảnh báo chí, tôi còn nhắc đến ở bên dưới) vẫn là đội quân xung kích của NTNA. Cho dù, toàn bộ nông thôn đã thành thị hóa, đời sống xã hội được công nghiệp hóa cao, con người đã lên sống trên vũ trụ, … thì phẩm chất vừa nói đến vẫn phải tranh đua phản ánh kịp thời. Phương pháp phóng sự vẫn được bảo toàn. Giữa chúng ta, có người đã từng hỏi: Sau này, việc đổi mới ảnh báo chí (và NTNA nói chung) sẽ như thế nào?; đừng lo, vì nội dung và bộ mặt xã hội luôn luôn đổi mới, sự đổi mới này bắt buộc NTNA/Văn học nghệ thuật phải tương tác tư duy và hình thức theo cái mới ấy. Bởi vì bản chất nhiếp ảnh luôn luôn được tôn vinh: Chụp cái hiện hữu đang vận động.

Next Level: bức ảnh của tác giả macareuxprod, một tác phẩm đoạt giải Sáng tạo, ẩn chứa thông điệp rất ý nghĩa. "chúng tôi sắp lên chức ba mẹ, bức ảnh này là một cách thông báo vui và độc đáo đến gia đình và bạn bè, lấy cảm hứng từ những trò chơi điện tử mà chúng tôi thường chơi lúc còn nhỏ"

Thứ đến là ảnh sáng tác: Ảnh sáng tác vẫn có một phần chụp thực, khách quan, không can thiệp vào đối tượng … gần giống với tác nghiệp của ảnh báo chí, một khi nội dung có tính thời sự/thời đại. Đa phần còn lại rơi vào các hoàn cảnh dưới đây:

Các thuật ảnh phát sinh từ thể loại ảnh sáng tác sớm nở như nấm mùa mưa nhờ thú chơi tài tử/nghiệp dư: ngoài ảnh hiện thực thuần khiết là ảnh hiện thực huyền ảo/lãng mạn, ảnh triết luận/suy diễn và đủ loại ảnh photoshop mà ta sẽ nói tới bên dưới; ảnh thủ thuật của ống kính (như “mắt cá”, lia máy, xoay tròn, chơi Zoom, đổi màu qua kính lọc, …).Nhờ xã hội hóa, nhiếp ảnh mở rộng từ quy mô quốc nội đến quốc tế, số lượng người chơi ảnh nghiệp dư/tài tử đông lên gấp hàng trăm nghìn người chuyên nghiệp, ngôn ngữ tạo hình trẻ hóa, “tinh nghịch” một cách tự do không bị ràng buộc bởi những công thức có sẵn. Phong trào “đi phượt” nối tiếp đi phượt tới những miền đất có con người và cảnh quan lạ lẫm, làm phong phú đề tài nghệ thuật ảnh. Đến các thủ thuật photoshop: chắp ghép ảnh, tự do bố cục lại file ảnh, biến dạng cùng màu sắc file ảnh ban đầu.

Về đầu ra cho ảnh phẩm: Ảnh điện tử do người chụp (chuyên lẫn không chuyên) tự phát hành trên website/facebook do đủ loại máy vi tính lan truyền hoặc các cuộc trưng bày/triển lãm/album gia đình hoặc cộng đồng dân cư sẽ dày đặc ảnh nghệ thuật theo sở thích cá nhân. Giống như mỗi cá nhân bất kể ai cũng có thể có “tờ báo riêng” của mình trên internet để công bố ảnh mình đã chụp được mà không cần giấy phép hay bị kiểm duyệt (trừ khi nội dung công việc bị vi phạm pháp luật). Nhưng cho dù hoạt động nhiếp ảnh có phát sinh đến đâu thì tôi nghĩ vẫn có bóng dáng của (bản chất nhiếp ảnh, với) mối quan hệ tay ba và bản chất tài liệu+mỹ cảm của tấm ảnh. Bởi vì, tính tài liệu mới cho người ta biết mình chụp gì, ở đâu và nếu không đạt tới mỹ cảm thì … chẳng ai đam mê đi chụp làm gì.

Việc giao lưu, liên kết giữa cá nhân người ảnh với nhau, giữa các nhóm ảnh cùng sở thích, giữa các CLB, giữa các địa phương sẽ được mở rộng, trưng bày vào các địa bàn của nhau. Qua đấy, chúng ta sẽ chứng kiến những sáng tạo mới và từ đấy, các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh sẽ có thêm nhiều dữ liệu mới. Trước nay, Hội phát động các cuộc thi để triển lãm ảnh, không phân biệt người trong hay ngoài hội. Thì rồi đây, sẽ phân biệt: tác phẩm cuộc thi của hội viên để xem “tính dẫn dắt” và tác động xã hội từ chuyên nghiệp; tác phẩm cuộc thi của người ảnh không chuyên/tài tử (tức là người chưa phải hội viên) để xem xét tài năng của đại chúng, phong trào.

Việc xuất bản báo chí chuyên ngành gặp trở ngại: Văn hóa đọc bị hạn chế, kinh phí xuất bản eo hẹp. Xu hướng sẽ chuyển sang báo điện tử. Nếu chí thú, báo chí chuyên ngành có thể ra đặc san, chuyên san với bài vở cô đọng thiết thực và tuyển ảnh tiêu biểu “mang tính chiến lược”, dạy người chơi ảnh những tri thức mới nảy sinh và gợi ý cho công chúng thưởng lãm những giá trị mới về chân-thiện-mỹ nghệ thuật. Việc xuất bản sách ảnh của cá nhân phóng viên/nghệ sĩ-tài tử sẽ nhiều hơn bây giờ bởi thú ham thích. Các trường lớp dạy nghề/đào tạo bậc cao vẫn cần thiết. Các cuộc hội thảo chuyên môn phải cải tiến để đi vào chiều sâu và nâng cao chất lượng nghệ thuật mới thu hút được sự quan tâm của số đông hội viên hoặc người chơi ảnh.


(Theo Vapa.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 285
  • Khách viếng thăm: 278
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 49964
  • Tháng hiện tại: 2282514
  • Tổng lượt truy cập: 46249747