Tiền Giang có đội tàu cá và dịch vụ hậu cần khá phát triển

Đăng lúc: Thứ năm - 10/11/2016 09:32
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay tổng số phương tiện tàu cá toàn tỉnh là 1.299 tàu với tổng công suất 421.004 Cv, trong đó phương tiện đánh bắt xa bờ (có công suất máy chính từ 90 Cv trở lên) là 879 chiếc với tổng công suất 408.738 Cv, làm các nghề lưới vây kết hợp ánh sáng, lưới kéo, lưới rê, câu mực, câu cá và dịch vụ hậu cần nghề khai thác hải sản.
Tiền Giang có đội tàu cá và dịch vụ hậu cần khá phát triển (Ảnh chụp ở Cảng cá Mỹ Tho, phường 2, TP. Mỹ Tho).
Tiền Giang có đội tàu cá và dịch vụ hậu cần khá phát triển (Ảnh chụp ở Cảng cá Mỹ Tho, phường 2, TP. Mỹ Tho).

Ngư trường khai thác chủ yếu từ 6030 đến 140 vĩ độ Bắc, 1060 đến 1170 kinh độ Đông vùng biển Đông Nam bộ, Trường Sa và nhà giàn DK1. Phương tiện đánh bắt ven bờ có công suất máy chính dưới 90 Cv là 320 chiếc/12.266 Cv làm các nghề: lưới kéo, đóng đáy, câu tay, nghề khác… Ngư trường khai thác chủ yếu ở khu vực Ba Động, Vũng Tàu, Nam Côn Sơn và ven biển Đông Nam Bộ. Hàng năm, đội tàu khai thác hải sản mang về đất liền gần 98.000 tấn thủy sản, trong đó nghề lưới kéo chiếm 43%, lưới vây 12%, lưới rê 2,6%, câu 1,4% và nghề khác 41%.

Tỉnh có 2 cảng cá và 1 khu neo đậu tránh trú bão. Cảng cá Mỹ Tho có diện tích 20.000 m2, loại tàu lớn nhất có thể cập cảng là 600 Cv theo quy hoạch, năng lực thực tế có thể tiếp nhận tàu có công suất từ 600 đến trên 1.000 Cv, hàng hóa qua cảng hàng năm khoảng 35.000 tấn.

Cảng Vàm Láng có diện tích 7.500 m2, loại tàu lớn nhất có thể cập cảng là 400 Cv theo quy hoạch, năng lực thực tế có thể tiếp nhận tàu cá công suất từ 400 Cv - 800 Cv, hàng hóa qua cảng hàng năm khoảng 25.000 tấn. Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Soài Rạp có chiều dài 2.400 m, chiều rộng 32 m, sức chứa 350 tàu, loại tàu lớn nhất có thể vào là 600 Cv theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, tỉnh hiện có 15 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (7 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, 2 cơ sở đóng tàu vỏ thép được Bộ NN&PTNT công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ). Trong đó, có 13 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá vỏ gỗ có khả năng đóng mới khoảng 90 chiếc/năm, sửa chữa lớn khoảng 260 chiếc/năm, duy tu bão dưỡng khoảng 300 chiếc/năm. Có 2 Cơ sở đóng mới tàu vỏ thép có khả năng đóng mới khoảng 10 chiếc/năm, sửa chữa khoảng 20 chiếc/năm.

Thành Công
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 500
  • Khách viếng thăm: 494
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 45683
  • Tháng hiện tại: 835403
  • Tổng lượt truy cập: 49981880