Viết thư quốc tế UPU - nét đẹp văn hóa học đường

Đăng lúc: Thứ sáu - 11/04/2014 15:37
Sau hơn 2 tháng phát động, Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 của Việt Nam và lần thứ 4 tại Tiền Giang nhận được 7.460 bài dự thi từ học sinh các trường THCS khắp nơi trong tỉnh. “Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào?” là chủ đề của cuộc thi lần này.

So với chủ đề các năm trước (Rừng - năm 2011, Thể thao - năm 2012, Nước - năm 2013) thì chủ đề năm nay có phần trừu tượng hơn, đòi hỏi học sinh hiểu cơ bản và mẫn cảm cảm thụ âm nhạc, kỹ năng. Sự mẫn cảm, sáng tạo qua bức thư.

Ảnh: P. MAI
Ảnh: P. MAI

Từ kết quả đạt được về số lượng và chất lượng cho thấy viết thư quốc tế UPU đã trở thành sân chơi bổ ích dành cho thiếu niên, học sinh. Trong chiều sâu qua mỗi kỳ còn góp phần thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển.

Thi viết thư quốc tế UPU là hoạt động có tính toàn cầu do Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với tổ chức UNESCO khởi xướng và tổ chức từ năm 1971. Trải qua hơn 40 năm, thông qua cuộc thi viết thư quốc tế hàng năm với từng chủ đề khác nhau đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tạo cơ hội và giúp thiếu niên, học sinh rèn luyện kỹ năng viết thư, bày tỏ và giới thiệu quê hương, đất nước của dân tộc mình với cộng đồng thế giới.

Có thể nói, tham gia viết thư quốc tế UPU, các bạn nhỏ năm châu gửi đến thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị bằng chính sự hồn nhiên, trong sáng. Đó là biểu hiện sinh động của tinh thần yêu chuộng hòa bình, khát vọng của nhân loại cùng chung sống trên hành tinh này.

Đối với Việt Nam, từ năm 1987, Bưu chính Việt Nam trước đây, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức tham gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 16. Đối với tỉnh ta, từ năm 2011 đến nay, trải qua 3 Cuộc thi viết thư quốc tế UPU, hàng năm đã thu hút hàng ngàn lượt học sinh toàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn tham gia, với hàng trăm ngàn bức thư. Đặc biệt, em Đặng Thị Thúy Quỳnh, học sinh lớp 53 Trường Tiểu học Thiện Trung, huyện Cái Bè đạt Giải dành cho học sinh nhỏ tuổi nhất cấp Quốc gia.

Riêng cuộc thi lần này, dù phát động trong thời gian tương đối ngắn lại cùng với việc các em học sinh bước vào thi học kỳ, cũng là thời điểm Tết Nguyên đán, song cuộc thi vẫn quyết tâm nâng giải thưởng, hướng đến các học sinh trường nông thôn nhằm động viên, khuyến khích và mở rộng phong trào.

Nhằm xã hội hóa hoạt động, cuộc thi đã được sự tham gia của các cơ quan hữu quan và sự đóng góp của các doanh nghiệp. Và càng thêm ý nghĩa, chính là tấm lòng, trách nhiệm của quý thầy cô xem đây là cơ hội tốt giúp học sinh thể hiện khả năng cảm thụ và viết văn. Qua đó, xuất hiện nhiều trường hưởng ứng, mang lại số lượng bài tham gia thi vượt trội.

Hãy so sánh, năm 2011 với chủ đề về Rừng, có 3.447 bài dự thi; năm 2012, với chủ đề về Thể thao, có 2.541 bài dự thi; năm 2013, với chủ đề về Nước, có 3.893 bài dự thi; năm 2014, con số hơn 7.400 bài dự thi với đề tài trừu tượng về cảm thụ âm nhạc. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các trường, đáng ghi nhận là năm nay các trường khắp cả 10 huyện, thị xã, thành phố đều tham gia cuộc thi.

Cùng với Trường THCS Lê Ngọc Hân, Trường THPT Chuyên vẫn giữ vững phong trào. Cuộc thi lần này còn có nhiều trường THCS vùng nông thôn tham gia như: Trường THCS Mỹ Lợi, huyện Cái Bè; Trường THCS Tân Điền, huyện Gò Công Đông; Trường THCS Phường 1, TX. Gò Công; Trường THCS Vĩnh Kim, huyện Châu Thành; đặc biệt Trường THCS Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo có đến 743 bài dự thi…

18 cá nhân và 10 tập thể đoạt giải chính thức; 10 giải dành cho bài thi có ý tưởng sáng tạo; 3 giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi và 2 giải phong trào cho các đơn vị có sự hưởng ứng, quan tâm tích cực đến cuộc thi… Đó là kết quả thể hiện niềm vui và khích lệ chung. Tuy nhiên, các thành viên tham gia chấm thi cho rằng, với học sinh THCS (kể cả lớp 5)  thể loại viết thư nằm trong chương trình, song vẫn còn nhiều bài thi chưa đảm bảo yêu cầu cơ bản.

Đối với thể lệ quy định, còn nhiều bài thi chưa đúng thể lệ. Cụ thể là vượt số từ quy định, mắc lỗi về hình thức trình bày thể loại viết thư, lệ thuộc vào nội dung hướng dẫn, chưa mang tính sáng tạo; nhiều bài sao chép với biểu hiện chạy theo số lượng…

Ngày nay, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, càng cho thấy “nguy cơ” viết thư truyền thống mai một dần, cùng với nó đáng quan tâm hơn là chuyện nắn nót con chữ trên tinh thần “giữ gìn sự trong sáng cho Tiếng Việt”…

Vì nét đẹp văn hóa học đường, những người quan tâm đã tận tâm, tận lực cho Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần này mang lại kết quả tốt đẹp. Hy vọng qua đó thể loại viết thư từ truyền thống đến hiện đại luôn mang đậm dấu ấn, ngày càng ăn sâu bám rễ bằng cảm xúc chân thành, sáng tạo vì cái đẹp tuổi thơ học đường vốn hồn nhiên, trong sáng.

Cỏ Thơm
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 328
  • Khách viếng thăm: 323
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 21321
  • Tháng hiện tại: 21321
  • Tổng lượt truy cập: 49167798