Bông súng

Đăng lúc: Thứ tư - 11/03/2009 09:08
Bông súng

Bông súng

Về Đồng Tháp Mười mùa nước rút, ta không khỏi ngỡ ngàng trên những cánh đồng lúa ngày nào bỗng xuất hiện một rừng hoa trắng hoang sơ. Thoạt nhìn, nó giống như hàng triệu con cò trắng đang lặng lẽ tìm mồi, xếp hàng thẳng tắp tận cuối chân trời- Bông súng.
Nước rút là thời điểm bông súng nở rộ. Bông súng có rất nhiều loại: súng tím, súng trắng, súng chỉ,… gần đây còn có những loại súng được các nghệ nhân lai tạo hoặc mang từ nước ngoài về trồng trong chậu làm cảnh, rất đẹp, không thua gì bông sen. Tuy nhiên, bông súng có bông màu trắng là chiếm ưu thế, chúng mọc chen chúc nhau, nở hoa dày đặc, ngút ngàn một khoảng không gian. Đêm xuống, ánh trăng mơ màng lan tỏa khắp cánh đồng quê. Ánh trăng bàng bạc tạo cho ta cảm giác như cả một khoảng trời toàn màu trắng.

Khi nhổ bông súng, người ta chỉ nhổ những cọng có bông trên đầu, nó ngon hơn những cọng lá. Bông súng đem về được quấn thành từng khoanh tròn mỗi khoanh khoảng 10 - 20 cọng, bán 1.000-2.000 đồng một khoanh, tuy giá không cao nhưng với số lượng nhiều người nông dân cũng thu được số tiền kha khá.

Cọng bông súng nấu canh chua với bông điên điển cá rô đồng hoặc cá linh, ăn sống với mắm kho đều tuyệt. Nó giòn, có vị ngọt, chan chát cái vị đất nhiễm phèn quanh năm là một đặc trưng không thể nào quên.

Muốn ăn bông súng mắm kho,
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Câu ca dao vừa quen, vừa lạ. Quen ở chỗ, nó xuất phát từ những vùng quê vốn dĩ mộc mạc, chân chất bao đời, từ cuộc sống bình dị của người dân nước lợ, đồng chua; nó lạ ở chỗ Đồng Tháp Mười không chỉ có bông súng, bông sen mà còn nhiều thứ khác, và khi người ta lại xếp vào “top” những món ăn đặc sản.

Trong các loại bông súng, lạ nhất có lẽ là bông súng chỉ, bởi nó ít được người ta biết đến, nếu chưa một lần về Đồng Tháp Mười.

Bông súng chỉ mọc chủ yếu trên vùng đất ngập phèn và phổ biến ở những dòng kinh cạn, nước trong. Sở dĩ nó có tên là bông súng chỉ, là vì nó có cọng rất nhỏ, dài ngoằn nghoèo và mỏng mang như… sợi chỉ. Cọng súng chỉ màu đỏ tím, lá nhỏ cỡ bàn tay xòe có hai mặt với hai màu khác nhau: mặt trên màu xanh và mặt dưới màu tím. Sức sống của nó rất mãnh liệt, có mặt hầu như quanh năm, đôi khi nó còn gây khó chịu cho người chèo xuồng và ghe máy đuôi tôm. Nếu bạn lỡ đi xuồng vào những chỗ kinh có bông súng chỉ mọc, bạn chỉ có một cách duy nhất là dùng sào mà chống, bởi mái dầm cứ luôn vướng díu lớp “chỉ” dày đặt, rất khó xoay sở; nếu là máy đuôi tôm thì chân vịt dễ bị chúng cuộn lại, đứng máy. Mặc dù phiền phức như vậy, nhưng bông súng chỉ lại là người bạn thân thiết của người bản xứ. Những lúc thắt ngặt, người dân nơi đây chỉ cần lội xuống kinh, quơ vội một nắm cọng bông súng non, là có ngay bữa cơm chắc bụng với vài con cá rô rừng kho tiêu. Nhưng đúng điệu nhất vẫn là bông súng, mắm kho. Cụm từ “bông súng, mắm kho” đúng nghĩa nhất là trong trường hợp này, chỉ cần vài trăm gram mắm cá linh, ít con cá rô non, mớ đậu bắp hay cà tím là có nồi lẩu ngon ăn với bông súng chỉ. Điều hấp dẫn bạn ở đây không đơn thuần là món ăn lạ, mà nó làm xao xuyến lòng người ở chỗ tình cảm chân chất của người dân mến khách. Bông súng chỉ không có bán ở ngoài chợ, bạn có thể lội rừng hái nó, nâng niu trên tay, lựa những cọng nõn nà lá xoăn tròn, rửa sạch và thưởng thức.

Có nghe được cái vị chan chát đặc trưng của vùng phèn tan trên đầu lưỡi, mới thấy được nét dân dã của người dân quê Đồng Tháp.
Nhật Linh
(Theo Văn nghệ trẻ TG số 25)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 199
  • Khách viếng thăm: 174
  • Máy chủ tìm kiếm: 25
  • Hôm nay: 8788
  • Tháng hiện tại: 2624527
  • Tổng lượt truy cập: 48998654