Địa danh Lộ Ma xưa và nay

Địa danh dân gian như một nhân chứng thầm lặng về lịch sử tồn tại và phát triển của một vùng đất. Trải qua 340 năm hình thành, một số địa danh xưa và mới của Mỹ Tho cùng đồng hành theo sự phát triển của vùng đất này. Theo tiến trình lịch sử, nhiều tên gọi vẫn bền vững theo thời gian, nhưng cũng có những địa danh dần dần ít được nhắc đến rồi đi vào quên lãng, chẳng hạn như đường Lộ Ma.

Đăng lúc: 21-05-2020 03:05:07 PM | Đã xem: 949 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang

Phát huy giá trị bánh dân gian Nam bộ

Vài nét về bánh dân gian Nam bộ
Bánh dân gian Nam bộ đã có từ thuở khai hoang mở đất hơn 300 năm. Người dân Nam bộ đã tận dụng môi trường tự nhiên và các nguồn nguyên liệu từ gạo, nếp, khoai, củ để chế biến thành những món bánh vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Đối với người Nam bộ, bánh không chỉ dùng để ăn mà nó còn để giao lưu văn hóa. Hiện nay, Nam bộ có trên 100 loại bánh dân gian với nhiều hình thức chế biến khác nhau. Bánh có nhiều loại: Ngọt, mặn, có nhưn và không nhưn; có loại bánh gói, có loại bánh trần; hình dáng từ tròn, dẹp, vuông, tháp đến hình trụ.

Đăng lúc: 21-01-2020 12:20:23 PM | Đã xem: 1104 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Một góc chợ Gò Công xưa (Nguồn Internet)

Ký ức về người Hoa ở Gò Công

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh của chú Tiều mà cha tôi mướn về nhà để dạy nghề ấp hột vịt, khi ấy tôi vào khoảng bảy hay tám tuổi gì đó, hình như khoảng năm 1969-1970. Dáng ông dong dỏng cao, hơi gầy, nhưng đặc biệt là lưng ông cong vòng, mình trần trùi trụi, độc nhất chiếc quần đùi dài đến tận đầu gối (sau này tôi nghe mọi người gọi đó là quần Tiều). Điều đặc biệt làm tôi không có cảm tình là ông rất ở dơ và mình mẩy đầy ghẻ lát, nhưng ông rất hiền, ít nói và vui vẻ. Mặc dù lúc ấy tôi còn trẻ con nhưng nghe cha tôi nói chuyện với mọi người tôi cũng hiểu được là ông luôn giấu nghề. Mục đích của cha tôi là mướn ông về nhà là vừa làm vừa dạy nghề ấp hột vịt. Nhưng ông ta cứ viện cớ là làm mướn ăn công. Hễ cứ mỗi lần cha tôi lại gần để xem ông làm là cứ y như rằng ông luôn “giả nai” là đau lưng quá cần nghỉ mệt! Nhưng cuối cùng thì cha tôi cũng mày mò học lóm được mặc dù phải trả giá khá đắt cho mấy mẻ lò ấp bị hư hao.

Đăng lúc: 21-01-2020 10:37:54 AM | Đã xem: 1495 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang

Sự đổi tên của hai vị tướng

Thời kháng chiến, để giữ bí mật mà nhiều cán bộ cách mạng phải thay tên đổi họ. Đó là chuyện thường. Nhưng việc đổi tên của hai vị tướng ở Tiền Giang: cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Tỉnh đội trưởng Mỹ Tho trong những năm chống Mỹ; Phó Tư lệnh Mặt trận 979 - Quân khu 9 thời kỳ bảo vệ Tổ quốc và cố Thiếu tướng Phan Lương Trực, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang thì gắn liền với những tình cảm hết sức thiêng liêng, cao đẹp.

Đăng lúc: 21-01-2020 10:00:26 AM | Đã xem: 2048 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Chân dung , Đất và người Tiền Giang

Từ Mỹ Tho Đại phố đến Thành phố Mỹ Tho

Cúc mọc dưới sông anh kêu rằng cúc thủy
Sài Gòn xa, Chợ Mỹ không xa
Anh đi đâu phải ghé lại nhà,
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em...
“Chợ Mỹ” tức đô thị Mỹ Tho, vùng đất có thời gian là thị xã, có thời gian là tỉnh lỵ... còn xa hơn nữa thì đã từng vang danh Mỹ Tho Đại phố. Mỹ Tho nằm bên tả ngạn sông Tiền, được hình thành và phát triển sớm ở châu thổ sông Cửu Long, đến nay vừa tròn 340 năm tuổi (1679-2019).

Đăng lúc: 21-01-2020 08:57:19 AM | Đã xem: 1265 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Một góc Mỹ Tho về đêm

Nghĩ về một “Ðô thị du lịch” ở thế kỷ XXI

Trên thế giới, có rất nhiều đô thị từ bình thường, chỉ là khu dân cư, không có gì đặc biệt, thậm chí bị bỏ quên lại trở thành một đô thị du lịch nổi tiếng. Xin nêu vài ví dụ: Thị trấn Goldfield (Mỹ) có từ năm 1892 nhờ có mỏ vàng, nhưng khi vàng cạn kiệt, người ta bỏ đi hết, nhưng sau đó lại thành thị trấn du lịch mà loại hình quan trọng là “du lịch hoài niệm”; Đô thị Pripyat (Ukraine), bị bỏ hoang sau vụ Chernobul 1986, sau đó 30 năm lại trở thành đô thị du lịch; Đô thị Craco (Italy) có người sinh sống trên 50 năm, nhưng do không thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, cư dân đô thị này bỏ đi hết, nay lại trở thành một đô thị du lịch nhờ sự phát hiện của một nhóm người và biến nó trở thành điểm “du lịch hoài niệm” rất đông khách; v.v... Có những đô thị khác thì người ta biến nó thành một đô thị sinh thái, có thể kể đến thành phố Kobe của Nhật, thành phố Oslo của Na Uy, thành phố Ottawa của Canada, Helsinki của Phần Lan, Honolulu (Hawai, Mỹ), v.v...

Đăng lúc: 21-01-2020 08:28:38 AM | Đã xem: 710 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang

BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHỢ NỔI CÁI BÈ

Hình thành từ lâu đời, chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.

Đăng lúc: 04-06-2019 08:17:20 PM | Đã xem: 748 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang

Vài địa danh nổi tiếng ở Mỹ Tho

Mỹ Tho là một trong những đô thị có nhiều di tích từ thời Nguyễn, nhưng trong lịch sử phát triển, đặc biệt là giai đoạn thực dân Pháp đô hộ, nhiều di tích đã bị phá. Có những di tích trở thành địa danh lưu truyền qua những câu chuyện kể.

Đăng lúc: 03-06-2019 04:25:50 PM | Đã xem: 1942 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Trung tướng Nguyễn Văn Thi

ÐƯỜNG 4 MỸ THO: Ký ức một thời…

Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng khi nghe tôi hỏi về kỷ niệm một thời đánh Mỹ trên Mặt trận Đường 4 năm xưa, trung tướng Nguyễn Văn Thi (Mười Thạnh) bỗng trở nên hoạt bát, sôi nổi lạ thường. Với tay lấy cuốn sổ đã ngã màu qua năm tháng trên chiếc kệ gần đấy lật xem qua một số trang, giọng trung tướng nhẹ nhàng cất lên vừa trầm, vừa ấm tuy hơi khào khào một chút nhưng nghe rất rõ:
- Đường 4 thời Pháp thuộc gọi là Lộ Đông Dương (Quốc lộ 1 hiện nay) là tuyến đường bộ huyết mạch từ Sài Gòn đi về các tỉnh miền Tây. Riêng đoạn đi qua Mỹ Tho dài khoảng 72 km, có tổng cộng 72 cái cầu, trong đó cầu dài nhất là cầu An Hữu, dài 159 mét. Trên thực tế, mặt trận đánh phá giao thông Đường 4 đã có từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến dịch Bình Trưng, đầu năm 1950, lần đầu tiên ta chính thức thành lập Mặt trận đánh phá giao thông Lộ Đông Dương, do đồng chí Nguyễn Văn Ty, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Mỹ Tho làm Chỉ huy trưởng…

Đăng lúc: 11-07-2018 01:52:54 PM | Đã xem: 1108 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Dức Thắng từng sống và làm việc

Bác Tôn với Tiền Giang

1. Bác Tôn ưu tiên cung cấp vũ khí cho quân dân Tiền Giang trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Cuối tháng 10 - 1945, quân Pháp tấn công Mỹ Tho và Gò Công. Nhân dân Tiền Giang đã anh dũng cầm súng chiến đấu chống lại địch. Vậy là, cuộc kháng chiến lần thứ hai chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tiền Giang đã bùng nổ.

Đăng lúc: 25-09-2017 04:17:59 PM | Đã xem: 4066 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu , Đất và người Tiền Giang
Cựu chiến binh Sư đoàn Bộ binh 8 thăm lại chiến trường xưa - Khu di tích Chiến thắng Ngã Sáu.

Trận đánh mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh của Khu Trung Nam bộ

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Chiến thắng Ngã Sáu (10-3-1975 - 10-3-2017) - trận đánh mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của Khu Trung Nam bộ, chúng tôi đã tìm gặp những cựu chiến binh (CCB) đã từng trực tiếp tham gia trận đánh để ghi lại những khoảnh khắc, dấu ấn của trận đánh lịch sử này.

Đăng lúc: 30-08-2017 09:13:33 AM | Đã xem: 5875 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Một góc TP. Mỹ Tho cạnh sông Tiền. Ảnh : Nguyễn Triết

Có một Tiền Giang lạ lẫm và quyến rũ

Với góc máy trên cao, cùng cái nhìn phá cách của các nhà nhiếp ảnh, một góc phố thị Tiền Giang trở nên lạ lẫm hơn bởi nét hoành tráng uy nghi xen lẫn chút nên thơ và quyến rũ. Xin giới thiệu đến độc giả Báo Ấp Bắc Xuân Đinh Dậu 2017 vài hình ảnh như thế qua góc máy flycam để cùng cảm nhận về một góc phố thị Mỹ Tho, TX. Gò Công quê mình.

Đăng lúc: 05-06-2017 01:11:59 AM | Đã xem: 5953 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Người hai lần bắn rơi máy bay

Người hai lần bắn rơi máy bay

Tôi biết chú Tư Non (Đào Văn Non, ở ấp Hòa, xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang) từ nhiều năm trước, nhưng không biết rằng chú là một bác sĩ quân y từng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường. 

Đăng lúc: 01-06-2017 08:58:37 AM | Đã xem: 1573 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Nông dân xã Long Bình thu hoạch lúa.

Xã Long Bình: Phát huy truyền thống Anh hùng

Về xã Long Bình (huyện Gò Công Tây) trong không khí tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Long Thạnh, chúng tôi được ông Đặng Hoàng Thọ, Chủ tịch UBND xã Long Bình phấn khởi chia sẻ: “Xã Long Bình tự hào là nơi diễn ra cuộc chiến quyết liệt giữa Lực lượng vũ trang của ta chống cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gò Công cách đây 70 năm. Phát huy truyền thống Anh hùng, những năm qua xã không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân...”.

Đăng lúc: 04-04-2017 09:44:09 PM | Đã xem: 1792 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Tọa đàm về 2 nữ Liệt sĩ Anh hùng LLVT nhân dân

Tọa đàm về 2 nữ Liệt sĩ Anh hùng LLVT nhân dân

Ngày 9-3, UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Tọa đàm sự kiện 2 nữ Liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Lê Thị Lệ Chi và Lê Thị Ngọc Tiến.

Đăng lúc: 22-03-2017 01:47:36 PM | Đã xem: 1695 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã từng ở và hoạt động cách mạng đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Về Tiền Giang thăm ngôi nhà Bác Tôn từng ở và hoạt động cách mạng

Tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có một di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận vào năm 2000, là ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng ở và hoạt động cách mạng tại đây.

Đăng lúc: 13-03-2017 11:11:25 AM | Đã xem: 1501 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cùng vợ (Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp).

Người vợ thủy chung, kiên cường của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

Phu nhân của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tên thật là Đoàn Thị Giàu, người con của quê hương Vĩnh Kim, tên thường gọi là Hai Oanh, sinh năm 1898, tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành.

Đăng lúc: 13-03-2017 10:56:34 AM | Đã xem: 1817 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Đón xuân này, ta nhớ xuân xưa.

Đón xuân này, ta nhớ xuân xưa.

Nhân dịp xuân về lại nhớ những cái tết trong chiến tranh: Ăn tết trên đường hành quân, ăn tết cùng nhân dân, ăn tết giữa chiến hào và vui tết trong tiếng súng công đồn như những tràng pháo nổ giòn mừng mùa xuân chiến thắng…

Đăng lúc: 03-02-2017 08:05:48 AM | Đã xem: 1727 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Bà Nguyễn Thị Thẩm (Tám Thẩm).

Câu chuyện nửa cán dù năm ấy

Nếu ai đã đọc hồi ký “Từ đất Tiền Giang” của bà Nguyễn Thị Thập, chắc hẳn muốn biết thêm về bà Nguyễn Thị Thẩm (Tám Thẩm), người nữ du kích tham gia Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Khi khởi nghĩa thất bại, Tám Thẩm đã tình nguyện giả làm vợ của Bảy Thường - một chiến sĩ tham gia Khởi nghĩa Nam kỳ, cải trang đưa chị chồng về tỉnh Bến Tre “thú phạt” với gia đình. Rồi chính Tám Thẩm lại cải trang, vượt qua sự kiểm soát dày đặc của mật thám, bồng đứa con trai của bà Nguyễn Thị Thập khi ấy mới 8 ngày tuổi đưa về “bên nội” của cháu bé. Câu chuyện “Nửa cán dù năm ấy” được bà Nguyễn Thị Thập kể lại sau chiến tranh, mang đậm tính nhân văn, để lại bài học sâu sắc cho thế hệ sau. Bài viết này được tác giả tham khảo từ “Những mảnh đời cao đẹp” của chị Nguyễn Thị Châu, do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang ấn hành năm 1992 và chuyện kể từ bà Ngô Thị Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Trung ương Đảng.

Đăng lúc: 03-02-2017 07:57:48 AM | Đã xem: 1874 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Soạn giả Yên Ba

Yên Ba Từ người kéo màn đến soạn giả

Chợ Lầu - thị trấn của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nơi cậu bé Nguyễn Hữu Giác sinh ra vốn là vùng đất chịu ảnh hưởng của văn hóa Chăm-pa, nơi mà công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm-pa đã từng sống để người dân trong vùng gọi bà với cái tên thân thương là bà Thẩm. Có lẽ các điệu múa Chăm phổ biến ở vùng này đã đi vào ký ức của cậu bé Giác. Cậu nhiễm “máu nghệ thuật” lúc nào không hay.

Đăng lúc: 01-02-2017 08:37:02 PM | Đã xem: 2854 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
1 2 3 4 5 6 7 8 9  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 384
  • Khách viếng thăm: 382
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 57713
  • Tháng hiện tại: 2258002
  • Tổng lượt truy cập: 48632129