Minh họa:Duy Hải

Vành đai một thời không quên

Nhà tôi nằm trong vùng vành đai của căn cứ Đồng Tâm (Ấp Long Thuận A, xã Long Hưng, huyện Châu Thành) nên ngày nào cũng thấy lính Mỹ đi qua. Không chịu nổi cảnh bắn phá, bắt bớ nên nhiều gia đình đã tản cư đi nơi khác. Nhà cửa còn lưa thưa, ruộng vườn hoang hoá; cánh đồng phía Tây kênh Nguyễn Tấn Thành ít khi thấy bóng người.

Đăng lúc: 21-02-2012 02:42:14 PM | Đã xem: 1908 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Năm Thìn nói chuyện rồng

Năm Thìn nói chuyện rồng

Năm nay là năm Thìn, năm cầm tinh con rồng xin nhắc lại vài chuyện xưa tích cũ, bàn thêm về Rồng.

1. Rồng là con vật thần thoại, thực tế chưa ai thấy con rồng thật sự cả. Mặc dù quan niệm khác nhau, nhưng có điều lý thú là trong thần thoại các nước từ Á sang Âu đều có hình ảnh con rồng.

Đăng lúc: 17-01-2012 09:19:03 AM | Đã xem: 2079 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Cô Năm đang thắp nhang ở các ngôi mộ

Ở lại Côn Đảo

Vừa đặt chân đến Côn Đảo, tôi đã tìm đến nhà cô Nguyễn Thị Ni (người dân trên đảo gọi cô bằng cô Năm), quê ở xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông. Tham gia cách mạng, bị địch bắt tù đày với những đòn tra tấn dã man. Không khai thác được gì ở người nữ tù chính trị kiên trung, chúng đày cô ra Côn Đảo. Sau Hiệp định Paris, cô được trả tự do. Trở về đất liền, cô tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Sau ngày giải phóng, cô tình nguyện ra Côn Đảo công tác và ở lại luôn nơi ấy để hàng ngày được gần gũi với những người bạn tù đã nằm lại nơi nghĩa trang Hàng Dương. Biết tôi là người Tiền Giang, cô niềm nở đón tiếp và hỏi thăm về đời sống của bà con ở tỉnh nhà. Biết cô chuẩn bị đi thăm những người bạn tù đã nằm lại ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi xin cô được đi cùng. Cô Năm bảo tôi đợi cô đi lấy ít trái cây mang ra cho các chị, vì “Đi thăm bạn mà hổng xách gì theo cho chị em thì kỳ lắm!”.

Đăng lúc: 15-11-2011 08:04:14 AM | Đã xem: 1903 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Minh họa: Duy Hải

Cái Rắn, Bang Dầu… ơi!

Vài người bạn thắc mắc tại sao tôi hay viết về những dòng sông, những con rạch. Có lẽ tôi được sinh ra và lớn lên cùng sông nước, hồi đó mẹ tôi “đẻ rớt” tôi trên một chiếc xuồng vào mùa lũ năm Sửu. Trời đã cho duyên báo nghiệp. Chuyện xa vời không dám luận nhiều, ngắn gọn là đời người giống một dòng sông mải miết trôi đến nỗi không hay mình đang thay đổi và bị đổi thay.

Đăng lúc: 08-11-2011 08:47:52 AM | Đã xem: 2229 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Một góc thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Internet

Vũng Tàu, ngày trở lại

Từ tuổi thiếu niên, cái tên Vũng Tàu - Côn Đảo đã đi vào lòng tôi qua cuốn “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, qua “Sống như anh” của Trần Đình Vân viết về anh Trỗi và chị Quyên, qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn. Lừng lẫy làm cho lở núi non…”. Rồi thơ Tố Hữu: “Roi vọt Côn Lôn ngục tù đế quốc. Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông”. Những câu hát trữ tình mà phóng khoáng bể khơi: “Chiều nay anh đi về đâu? Con đường mang bao kỉ niệm. Đường đến bãi Dứa, đường đến bãi Dâu… Em như bãi cát vàng, anh muốn làm ngọn sóng. Ngàn năm bến bờ xa, sóng vỗ về yêu thương…”. Vũng Tàu gắn liền với dầu khí - nguồn năng lượng cho con tàu Tổ quốc ra biển lớn, với bài ca: “Mùa xuân từ những giếng dầu”. Vũng Tàu, dù chân chưa đi mà lòng đã tới. Côn Đảo thiêng liêng từng thấm máu đào bao người đã vì nước quên thân …

Đăng lúc: 07-11-2011 08:29:09 AM | Đã xem: 2250 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày ấy, các anh đi

(Hoài niệm về chiến tranh bắn phá miền Bắc của Mỹ ở km0 của đường Trường Sơn)

Tuổi thơ chúng tôi giống như những trang giấy trắng tinh thơm nức mà tiếng bom đinh tai nhức óc, tiếng ù ì o o rền rĩ của máy bay B52 của Mỹ chép những dòng đầu tiên không thể nào xóa. Hai màu sắc đặc trưng khắc vô kí ức của tôi hơn 40 năm rồi. Đó là màu xanh của Trường Sơn đại ngàn - màu xanh quân phục của những binh đoàn rầm rập tiến vô Nam và màu đỏ máu tươi trào ra từ những người bị bom Mỹ hủy diệt. Nó ám ảnh đến nỗi không dám nhìn người ta cắt tiết gà, chọc huyết heo bò…

Đăng lúc: 29-08-2011 07:44:57 AM | Đã xem: 1968 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Đoàn văn nghệ sĩ Tiền Giang chụp hinh lưu niệm tại Cổng Trời (Kon Tum) trong một chuyến đi thực tế

Tây Nguyên, thoắt đến rồi đi

Ngày Noen gần kề, buổi sáng Tây Nguyên lạnh lẽo với những thung lũng đặc sệt mù sương. Hai bên đường dã quỳ nở vàng rạng rỡ. Loài hoa hoang dại luôn làm tôi xúc động mỗi lần gặp lại. Dã quỳ mọc trên khô cằn sỏi đá, chênh vênh trên sườn đồi hoặc mặt đất trũng thấp. Nắng gió của cao nguyên, rồi bụi đỏ nhuộm phủ của bao chuyến xe vùn vụt lướt qua, dã quỳ vẫn chắt lọc từ trong khắc nghiệt phũ phàng của thiên nhiên dâng tặng cho đời những bông hoa vàng tươi thắm. Có những loài hoa chỉ nở khi được nâng niu chăm bẳm. Còn dã quỳ lặng lẽ nơi hoang vu, tự mình đứng vững xanh tốt và nở hoa. Những cánh vàng nhỏ xinh, mỏng manh ẻo lả cứ thế mà vươn lên tồn tại để được mãi mãi là dã quỳ.

Đăng lúc: 04-07-2011 08:24:05 AM | Đã xem: 1993 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Nhà thơ Tạ Văn Sỹ (trái) và tác giả bài viết.

Tavasi

Tavasi là tên gọi vui đối với nhà thơ Tạ Văn Sỹ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở tỉnh Kon Tum. Cái tên này có cách nay vừa đúng 10 năm, khi tôi và Tạ Văn Sỹ cùng tham gia Trại sáng tác Văn học tại Hà Nội, do Hội Nhà văn tổ chức vào năm 2001. Thú thực là lúc đó tôi chỉ gọi cho vui thôi, ai ngờ “chết danh” luôn. Hồi đó cũng như bây giờ gặp lại, Tavasi của tôi chẳng thay đổi bao nhiêu, vẫn đen giòn, vui nhộn, nói năng hoạt bát, sống hết mình với bạn bè và rất đỗi yêu thơ. Chỉ có khác là Tavasi già dặn hơn, phong trần hơn, hồn thơ khúc chiết hơn, sâu lắng hơn và đã là ông ngoại của hai cháu.

Đăng lúc: 23-02-2011 01:25:59 PM | Đã xem: 2308 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Đoàn văn nghệ sĩ TG nghe thuyết trình về quá trình hình thành và bảo vệ an toàn cho chiến khu

Về với đất rừng

Ngày cuối thu, khắp nơi bầu trời giăng đầy mây xám, càng trở nên thuận tiện cho chuyến đi xa về nguồn của đoàn văn nghệ sĩ (Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang) tìm đến với đất rừng miền biên giới, chiến khu D.

Đăng lúc: 08-11-2010 08:46:35 AM | Đã xem: 2273 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Hà Nội - những lần tôi đến

Hà Nội - những lần tôi đến

Cái rét căm căm trong mưa phùn của ngày cuối đông năm 1964 cứ lưu mãi trong tôi. Ấy là lúc tôi mới đặt chân lên miền Bắc, mới đi trong phố phường Hà Nội. Tôi chẳng còn nhớ mình đã đi qua những phố nào. Chỉ nhớ những hàng sấu già bên đường đang trở thành cổ thụ; những mái phố im lìm, rong rêu, thu mình trong cái rét; những con người với dáng vẻ cần lao trong chiếc áo bông dày cộm, cổ quấn khăn len, cúi đầu đi vội vã trong mưa phùn, trong gió mùa đông - bắc đang thổi như dao cắt. Đầu óc của cậu bé nhà quê 11 tuổi, lại từ một vùng đất bên bờ Nam sông Bến Hải, nơi Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang kiểm soát đã không giúp tôi làm được cuộc khám phá nào về thủ đô của nước mình. Tôi chỉ biết cuối cùng cha tôi đưa tôi đến bến xe Kim Liên để về nông trường Tây Hiếu, vùng đất miền Tây của Nghệ An, nơi cha tôi đang công tác. 

Đăng lúc: 01-10-2010 07:35:41 AM | Đã xem: 2409 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Đoàn văn nghệ sĩ Tiền Giang chụp hinh lưu niệm tại Cổng Trời (Kon Tum)

Đến Tây Nguyên nghĩ về sông Tiền...

Nhà thơ Tế Hanh có viết: “Anh xa nước nên yêu thêm nước. Anh xa em càng nhớ thêm em” (Thơ tình ở Hàn Châu - 1956). Cũng ý đó, Chế Lan Viên nói khác: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”.

Tôi là người phiêu dạt, có hai quê hương - hai người mẹ. Giống như hai đầu cánh võng neo giữ tâm hồn, để đòng đưa lời ru tình quê say đắm ngọt ngào. Ví như muốn nhìn rõ núi cao, ta phải lùi xa một khoảng. Muốn yêu quý làng quê của mình cũng vậy. Bay khắp trời lại về với đất…

Đăng lúc: 25-08-2010 03:00:24 PM | Đã xem: 2261 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Nhà lưu niệm Sơn Nam

Kỷ niệm 2 năm ngày mất nhà văn Sơn Nam (13/8/2008 -13/8/2010): Mỹ Tho - Quê hương thứ hai của 'Hương rừng Cà Mau'

Trong những ngày qua, khi hay tin người con gái cả của Sơn Nam là cô Đào Thúy Hằng xây dựng Nhà lưu niệm cho cha mình (ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho) sẽ hoàn thành nhân dịp giỗ đầu của ông, nhiều bằng hữu của Sơn Nam đã về thăm. Và những kỷ niệm về nhà văn, nhà Nam bộ học Sơn Nam cứ lần lượt ùa về trong ký ức con gái và bằng hữu của ông...

Đăng lúc: 16-08-2010 08:40:12 AM | Đã xem: 2788 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
TS Nguyễn Hồng Thủy (thứ tư từ trái sang) đang làm việc tại HTX Mỹ Thành

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thủy - Từ tri thức đến hoạt động khoa học

Con đường tiếp cận tri thức khoa học

Tôi quen Hồng Thủy ở lớp học Anh văn tại chức vào những năm đầu thập niên chín mươi. Cô kỹ sư canh nông là kỹ thuật viên của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ KHCN, sớm nhận ra ngoại ngữ là chiếc cầu nối quan trọng để tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến. Học ngoại ngữ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trước hết để có thể đọc thông thạo sách báo nước ngoài, tài liệu tiếng Anh về nông nghiệp.

Đăng lúc: 28-07-2010 02:47:53 PM | Đã xem: 2895 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Nhận lại kỷ vật đầu con dinh do ông nội của các cô làm từ năm 1931

Chuyến tìm và lưu giữ cho

Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
(Sơn Nam)

Để các hiện vật, tác phẩm, tư liệu của người cha quá cố có nơi bảo tồn, cô Đào Thúy Hằng (con gái cả của nhà văn Sơn Nam) cùng chồng xây dựng Nhà lưu niệm cho ông ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho. Cuối tháng 8-2010, Nhà lưu niệm nhà văn, nhà Nam bộ học Sơn Nam sẽ hoàn tất nhân lần giỗ đầu của ông. Hiện nay, Nhà lưu niệm đang trong giai đoạn hoàn thành các công đoạn cuối. Để Nhà lưu niệm có thêm nhiều hiện vật phong phú, cô Đào Thúy Hằng cùng chồng (chú Trần Đức Nghị) và em gái Đào Thúy Liễu đã trở về U Minh Thượng -  nơi "ký ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt" trong tâm hồn Sơn Nam.  

Đăng lúc: 26-07-2010 07:50:28 AM | Đã xem: 2091 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Đi xem bóng rỗi

Đi xem bóng rỗi

Đã có thời múa bóng rỗi bị nghiêm khắc cấm đoán bởi loại hình nghệ thuật này bị xem là mê tín dị đoan. Mặc dù vậy, bóng rỗi vẫn len lỏi tồn tại như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng như cúng đền, cúng miễu, tạ trang... Số lượng nghệ nhân hiện còn hoạt động không nhiều với không ít những lời ra tiếng vào từ dư luận. Nhưng nếu có một lần thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này chúng ta mới hiểu rằng bóng rỗi hơn lúc nào hết đang cần được quan tâm gìn giữ.

Đăng lúc: 02-06-2010 08:15:53 AM | Đã xem: 3810 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Nhà thờ Thánh Tâm (Gò Công)

Chiều xuân

Lần đầu tiên đến Gò Công, một chiều xuân, tôi được chỉ dẫn, thấy tháp chuông nhà thờ cao cao… là thị xã Gò Công đó.

Đăng lúc: 27-05-2010 08:27:28 AM | Đã xem: 2489 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Minh họa: Duy Hải

Người xứ Mỹ Tho

Tôi không sinh ra và lớn lên ở Mỹ Tho, tôi vốn người ở Gia Định thành, nơi có lăng ông Lê Văn Duyệt người lững lờ giữa công và tội của thời Nguyễn, có cây cầu Kinh nổi tiếng là nơi thủ tiêu các chiến sĩ cộng sản thời Diệm, thời Thiệu và bây giờ, cái nền nhà của tôi vẫn còn đó lại được mang cái biển số Phường 27, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đăng lúc: 11-05-2010 03:46:57 PM | Đã xem: 2352 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Người bám trụ lập nghiệp ở đất phèn chua

Người bám trụ lập nghiệp ở đất phèn chua

Tên ông già 84 tuổi ấy là Phạm Văn Pheo. Trước ở xã Tân Hòa Đông còn giờ thuộc xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Pheo là cây tre - tiếng miền ngoài đó. Tên quê kiểng vậy. Mà bụng dạ, tính nết ông cũng như loài tre: “Rễ siêng không sợ đất nghèo. Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” và lao động chắt chiu vì con cháu “có manh áo cộc tre nhường cho con”…

Đăng lúc: 29-04-2010 03:01:56 PM | Đã xem: 2111 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Lính thời bình

Lính thời bình

Hình như là tôi đang mơ, một giấc mơ thật đẹp. Tôi đi trên những con đường dal mát rượi giữa rừng tràm bạt ngàn, trùng điệp. Trên đầu tôi là màu xanh của lá, dưới chân là những tấm dal nối nhau là đà trên mặt nước, hai bên cây tràm dày đặc, cao vút như hai bức tường dựng đứng. Khu rừng như tấm bánh da lợn khổng lồ với ba tầng: tầng trên là màu xanh của lá, ở giữa là màu trắng mốc của thân cây, bên dưới là màu vàng đục của nước phèn. Và, như có một bàn tay thần kỳ đã cầm dao vạch những đường thẳng trên tấm bánh ấy, để vào đó những sợi chỉ màu trắng - màu của những con đường dal. Tôi đi trên những con đường mới mở đó mà hồn cứ lâng lâng, phơi phới. Chắc là tôi đang mơ. Trong khu rừng tràm ngập nước không có bóng người, lại có những con đường dal mới tinh, dài hun hút; có những chiếc cầu thật đẹp; rồi những chòi canh, nhà treo, nhà bạt, nhà hầm… ẩn mình trong cây lá đẹp như tranh vẽ.

Đăng lúc: 23-03-2010 02:30:49 PM | Đã xem: 2054 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
Dân Cồn Rồng

Dân Cồn Rồng

Gia đình tôi dọn nhà về ở Cồn Rồng từ năm 1964. Đây là một xã vùng ven của thị xã Mỹ Tho, thuộc tỉnh Định Tường, có tên là Tân Long. Tân Long có nghĩa là “Rồng Mới”. Nhưng người dân ở đây luôn miệng gọi “Cồn Rồng”, ít ai gọi Tân Long.

Đăng lúc: 29-12-2009 01:54:55 PM | Đã xem: 2940 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bút ký - Ghi chép - Phóng sự
  Trang trước  1 2 3 ... 12 13 14  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 348
  • Khách viếng thăm: 345
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 41623
  • Tháng hiện tại: 2714258
  • Tổng lượt truy cập: 49088385