Sông Cổ Chiên mùa bông bần rụng

Đăng lúc: Thứ sáu - 09/06/2023 18:44
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi bút ký khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2022)

Đạo diễn Đặng Hữu Vinhở Sài Gòn điện thoại nói rằng anh sẽ dẫn một đoàn cán bộ về hưu từng học chung với anh ở Đại học Tổng hợp về Chợ Lách chơi, kêu tôi chọn cho anh một nơi ăn trưa có tính... văn nghệ một chút. Tôi nghĩ ngay tới khu du lịch sinh thái Ba Ngói, ởđây vừa có vườn chôm chômđang vào mùa, chín rộ, và nhất là không gian quán rất thi vị, nó sẽ rất “văn nghệ” như anh yêu cầu.
Quán Ba Ngói nằm bên bờ sông Cổ Chiên lộng gió, phía bên kia là cồn Phú Đa còn khá nguyên sơ với những rặng bần xanh um, mát rượi. Sông Cổ Chiên là một trong chín nhánh của sông Cửu Long cùng có chung dòng sông mẹ là sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Trạng, Trung Quốc. Dọc sông Cổ Chiên có những cái cồn nổi do phù sa từ thượng nguồn đổ về sau mỗi mùa lũ lụt bồi lắng mới thành hình hài. Đấtđai ở cồn vì vậy rất trù phú, phì nhiêu, phù hợp cho việc trồng những giống cây nông nghiệp có chất lượngcao trên thị trường. Người dân sống trên cồn và dọc hai bên bờ sông Cổ Chiên có một cuộc sống vô cùng sung túc, vì, trên bờ là cây trái bạt ngàn, dưới sông tôm cá và các loại thuỷ sản nước ngọt kháccực kỳ dồi dào.Đó là nói chuyện “ngày xưa”, là thời gian con người và thiên nhiên còn nương nhau để cùng tồn tại. Còn bây giờ, sông không chỉ bị tác động của biến đổi khí hậu, bởi hoạt động tự nhiên của dòng chảy làm thay đổiđịa hình gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, mà chính con người cũng đã góp một tay tạo nên những thảm hoạ môi trườngđang từng ngày phá huỷ hệ sinh thái sông vốnđa dạng và phong phú.
Tôi chọn cho đoàn khách củađạo diễn Đặng Hữu Vinh một cái bàn có góc nhìn thoáng rộng ra sông, ởđó, các anh chị sẽ có tầm quan sát rất rõ những hoạt độngcủa các ngư dân hoặc những ghe thương hồ lặng lẽ trên sông Cổ Chiên. Khách thành thị sẽ tha hồ thả hồn phiêu du khi nhìn nhữngđám lục bình tản mát trôivôđịnh, những cánh chim vội vã bay vềđâu đó, và gió cùng nắng. Đặc biệt, bây giờ là cuối thu phương Nam (miền Nam vẫn có mùa thu nhẹ theo cảm nhận chủ quan của người viết), khách sẽ thấy bảng lảng bông bần rụng trắng một khúc sông, rất lãng mạn. Tôi gợi ý cho anh Vinh, bữa trưa củađoàn có thựcđơn gồm những món dân dã, thuần miền Tây, anh gật đầu cái rụp! Các thành viên trong đoàn cũng hàohứng vớiý tưởng của tôi. Đầu tiên là món bánh xèo nhưn hến, “chốngđói” trước cáiđã, kế đến làốc gạo trộn gỏi bắp chuối, tôm nướng và cuối cùng là cá tra bần nấu lẩu chua với trái bần. Nghe tôi giới thiệu mấy món trong thựcđơn sẽđãi cho đoàn khách của anh, anh Vinh tỏ vẻ ngạc nhiên.
     - Ủa, tháng này mà sông mình cũng cóốc gạo và hến à?
Câu hỏi củađạo diễn Đặng Hữu Vinh, người cùng quê Chợ lách nhưng công tácở Sài Gòn nhiều năm, khiến tôi sựng lại, áy náy. Tôi nhớ đến hôm dự trại sáng tácở Nhà sáng tác Cần Thơ của Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, dọc đường qua Nhà sáng tác, tôi có ghé mua hai kýốc gạođem theo đểđãi đồng nghiệp. Bữa cơm chiều đầu tiên ở Nhà sáng tác, tôi nhờ mấy chị hậu cần luộc mớốc mang theo, rồiđích thân mình xuống bếp làm nước mắm sảớtđãi anh chị trại viên. Nhìn những con ốc vàng ươm, mậpú, vài nhà văn phía Bắc trầm trồ.
     - Ui, ốc gạo PhúĐa nổi tiếngđây phải không?
Tôi chỉ mỉm cười, không phản ứng. May, hôm ấy ba nhà văn miền Tây dự Trại, chỉ mình tôi đến sớm, còn lại hầu hết là các nhà văn ở phía Bắc, hoặc gốc người miền Bắc, nên cái im lặng đầy ngụý của tôi không bị “lật tẩy”. Và, khi tập trung ăn ốc gạo, những người bạn phương xa vẫn cứđinh ninh rằng, mìnhđang thưởng thức mónăn trứ danh của vùng đất phương Nam mà không mải may hồ nghi. Tôi im lặng, một sự im lặng “đồng phạm” với sự lừa dối không cốý, nhằm để bạn bè cứấn tượng tốtđẹp về loài nhuyễn thể đặc sản nổi tiếng quê mình, hơn là phải phân trần về sự thật phủ phàng đã diễn ra với “thân phận” con ốc gạo PhúĐa một thời vang danh trên thị trườngẩm thực cả nước. Và bây giờ, tôi lại né câu hỏi củađạo diễn Đặng Hữu Vinh bằng cách giả bộ nhìn ra sông và chiêm nghiệm. Rồi chợt nhớ rằng, chính chỗ tôi vàđoàn khách du lịchđang ngồi cách chỉ mươi năm thôi, nó là cơ quan của Hợp tác xãốcgạo Vĩnh Tiến (hay thường được gọi là Hợp tác xãốc gạo PhúĐa). Lúcđó, vào mùaốc gạo thì trên bến dưới thuyền rộn ràng, nhộn nhịp, người mua kẻ bán tấp nập trên bờ, dưới sông.Ốc gạo là loài nhuyễn thể nước ngọt sống rải rácở quanh những cái cồn nổi trên sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên. Những nơi có nhiềuốc gạo như cồn Tân Phong (Tiền Giang), Châu Đốc (An Giang), Cần Thơ... Nhưng, nổi tiếng trên thị trường những năm đầu thế kỷ 21 là con ốc gạo PhúĐa. Ốc gạo PhúĐa giòn, béo, thịt mập, ít nhớt và không ngậm cát nhưốc gạo cần Thơ, Tiền Giang hay An Giang. Để phân biệt con ốc gạo PhúĐa với nơi khác, người ta nhìn vào màu sắc của vỏốc. Ốc gạo PhúĐa vàngóng, chứ không ngã màu xanh rêu nhưốc gạo cồn Tân Phong hayốc gạo Châu Đốc. Hồi ngoại tôi còn sống, tôi thắc mắc: Sao gọi làốc gạo mà không phải là một cái tên khác, ngoại? Ngoại thủng thẳng: Xưa ốc gạo xứ mình nhiều lắm, có quanh năm, nhưng ngon và mập nhất là con ốc gạo xuất hiện từ cuối tháng tưâm lịch cho tới hết tháng bảy. Cứ khoảng mùng năm tháng năm, khi mùa mưa miền Tây đã chính thức hoạt động theo chu kỳ, thìốc gạo sau một thời gian nằm vùi dưới lòng sông Cổ Chiên sẽ “thức dậy” bò vào bờ kiếmăn. Dọc những bãi cạn ở cồn PhúĐa, ốc gạo nằm xếp lớp, nhiều vô kể. Người dân quanh khu vực đất cồn chỉ việc xách rổ và thau xuống sông đãiđem vềăn. Dân nghèo đất cồnăn ốc hoài cũng ngán, bènđem ốc ra thị trấn Chợ Lách đổi gạo vềăn. Và, sản vật đặc thù của đất cồn mang tên ốc gạo từđó, để nó phân biệt với con ốc đắng thường có trong mương vườn hay ruộng. Lúc ngoại kể chuyện này, tôi nghe có một chút khiên cưỡng, nhưng nghĩđi nghĩ lại, có lẽđó là sự lý giảiđáng tin cậy nhất cho cái tên ốc gạo PhúĐa.
Chủ quán đem ra mónốc gạo trộn gỏi bắp chuối trước, thay vì bánh xèo nhưn hến nhưsắp xếp thựcđơn ban đầu. Một luồng gió Nam cuối mùa thổi qua, những sợi bông bần trắng tímrải như mưa bụi xuống chiếc bàn chúng tôi đang ngồi, vài sợi bông bần rơi xuống dĩa gỏiđiểm xuyết một cách tự nhiên, sự“trang trí” ngẫu nhiêncủa cơn gió bất chợttrên dĩa gỏiốc khiến những ngườiđang ngồi ngạc nhiên đến thích thú.Dĩa gỏiốc gạo bắp chuối vì vậy trở nên hấp dẫn vô cùng. Anh Vinh cầmđũa gắp một con ốc gạo trở qua trở lại rồi nhìn vào mắt tôi, thăm dò.  Thông điệp từánh nhìn của anh báo với tôi rằng anh đang hoài nghi “xuất thân” thật sự của những con ốc gạođang nằm trong dĩa gỏi kia. Tôi lãng tránh cái nhìn của anh thật nhanh, đồng nghĩa với việc xác nhận sự hoài nghi của anh làđúng! Anh Vinh không hỏi gì thêm, nhưng tôi hiểu, anh cũng như tôi, đang trăn trở trong lòng về sự mất còn của nhiều loài thuỷ sản đặc biệt sông nước quê mình. Không biếtốc gạo xuất hiện ở PhúĐa vào thờiđiểm nào, chỉ biết, trước năm 1975, nó có rải rác quanh năm, nhưng đông ken là dao động từ tháng năm đến tháng bảyâm lịch. Sau đó, bẵngđi một thời gian khá dài, ốc gạo gần như biến mất. Đột nhiên năm 1979, ốc gạo lạiồạt xuất hiện. Thờiđiểm nàyốc gạo không ai quản lý, ngườidân khai thác tự do, mạnh ai nấy cào, đãi, người dân ở các tỉnh lân cận nghe tin ốc gạo “về” cồn PhúĐa, ùnùn kéo tớiđánh bắtthứ quà tự nhiên quí giá này. Nhưng rồi, chỉ tồn tại hai năm, ốc gạo lại lặn mất tăm, dân ởđây đinh ninh rằngốc gạođã bị tuyệt chủng, thì cũng lại rất bất ngờ, năm 2003, con ốc gạo quay trở lại, dày đặc hơn xưa. Để tránh lập lại tình trạng khai thácồạt, vô tổ chức như lần trước, địa phương quyếtđịnh thành lập hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã sẽ giúpđịa phương quản lý con ốc gạo, khai thác chừng mực, để con ốc gạo tồn tại lâu dài. Và, đúng là con ốc gạo duy trì được gần mười năm dưới sự quản lý của Hợp tác xãốc gạo Vĩnh Tiến. Rủi thay, lần này con ốc gạo lại gặp một “tai nạn” khác, đó là con ốc gạo bị con vẹm ký sinh trên mìnhốc. Mới đầuốc chỉ bị vẹm đeo với số lượng nhỏ, lập tức, lãnhđạo Hợp tác xãốc gạo Vĩnh Tiến báo cáo về trên, đồng thời chủ động liên hệ với các nhà khoa học nông nghiệp mong tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời. Các nhà khoa học nông nghiệp nhanh chóng vào cuộc, thậm chí, trườngĐại học Cần Thơ thành lập hẳn hoi một Hội đồng khoa học để nghiên cứu về hiện tượng “lạ” ở con ốc gạo PhúĐa. Nhưng rồi, mọi nghiên cứu đềuở trạng thái... “hình như”! Có một số nguyên nhân được Hội đồng khoa học “nghi ngờ”, như: Do ô nhiễm nguồn nước, do thứcăn nuôi cá bè gây ra; con ốc được cào lên, xong, lựa sốốcđủ tiêu chuẩn bán ra thị trường, số còn lại trả lại sông cho nó... lớn!? Từđó, ốc bị xây xát nên nhiễm khuẩn,dễ bị loài nhuyễn thể nhỏ hơn ký sinh, lớn không nổi và chếtđi. Và, mọi thứ chỉ là nghi ngờ, không có bất cứ một cứ liệu khoa học nào, càng không có một một biện pháp khả thi đượcđưa ra để cứu con ốc gạođang ngày càng có nguy cơ bị khai tử. Đúng như dựđoán, sau chín năm tồn tại, năm 2012, con ốc gạo PhúĐa lại một lần nữa biến mất, và lần này nó biến mất mang theo hàng loạt nghi vấn không được trả lời. Cho nên, để trả lời cho ánh mắt hoài nghi củađạo diễn Đặng Hữu Vinh,đại loại rằng, đây có phải là con ốc gạo PhúĐa hay ở nơi khác, tôi chỉ biết im lặng, như cái kiểu im lặng “cho qua” hôm bữa cơm chiềuở Nhà sáng tác Cần Thơ. Có lần tôi “chất vấn” nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xãốc gạo Vĩnh Tiến: Sao những chỗ khác như Châu Đốc, Cần Thơ, Tiền Giang con ốc gạo không bị vẹm đeo như con ốc gạoở cồn PhúĐa? Anh cười buồn và buông giọng hóm hĩnh: Chắc tạiởđây nó“bị”... vô hợp tác xã!
*     *     *
Món thứ hai chủ quánđem ra là bánh xèo nhưn hến. Bánh xèo thì dân miền Tây và cả những người từngđến miền Tây không lạ gì. Cóđiều, mỗi nơiởĐồng bằng sông Cửu Long có cách chế biến khác nhau, nhất là nhưn bánh xèo. Có nơi là thịt vịt bằm, có nơi thịt heo, có nơi tép bạc, cũng có nơi làm nhưn bánh xèo thập cẩm, nghĩa là có cả tép, thịt heo và thịt vịt. Riêng quán Ba Ngói mà chúng tôi đang ngồikhá nổi tiếng trong khu vực với món bánh xèo nhưn hến với củ hủ dừa. Việc pha chế bột bánh xèo và nước chấm cũng mỗi nơi mỗi khác. Nhưng để làm hài lòng nhiều khẩu vị của những thực khách đến từ nhiều vùng miền khác nhau thì không phải quán nào cũngđạt yêu cầu. Quán Ba Ngói làm được việcđó. Đơn giản, khi ra chào khách, nhân viên của quán chỉ cần lưuý giọng nói củađoàn khách đểđiều chỉnh sự pha chế sao cho phù hợp. Như người miền Bắc và Trung thì không thíchăn ngọt, thí dụ vậy. Dài dòngởđây một chút là để bạn đọc bớt “ngán” mónốc gạođã kểở trên mà chuyển sang một loại đặc sản khác có mặtở sông Cổ Chiên từ rất lâu rồi: hến.
Nhắc đến hến là nhắc tới những buồn vui tuổi thơ tôi, là cuộc mưu sinh thầm lặng của nhiều người nghèo trên sông, trong đó, tôi cũng từng lặn ngụp trên sông để kiếm tiềnăn học. Cho nên, những trải nghiệm về “nghề” cào hến luôn ámảnh tôi, buồn vui lẫn lộn. Hến cũng nhưốc gạo, cũng là loài nhuyễn thể nước ngọt, cũng có quanh năm, và cũng ngon nhất, mập nhất vẫn là những tháng đầu mùa mưa. Trước nhà tôi là phụ lưu của sông Cổ Chiên, con sông liên xã nàyđã nuôi sống hàng chục ngàn con người dọc bờ sông của nó. Tôm, cá, hến, ốcsống tự nhiên dưới sông, người dân nghèo hay giàu đều có quyền “sở hữu” nó. Người nghèo dựa vào sông để tồn tại, họ câu, họ chài, họ lưới... đem ra chợ bán để đổi lại những thứ nhu yếu phẩm khác về dùng. Người giàu tiết kiệm, nước cạn xách rổ xuống sông đãi mớ hến lên ngâm cho nhả bùn, đem vớt lấy ruột xào sảớt, trộn gỏi, kho tiêu... còn nước hến thì nấu canh bù ngót, mồng tơi hay rau tập tàng, ngon, bổ mà không tốn một xu nào ngoài tiền “đầu tư” cho cái rổ xúc bằng tre để xài quanh năm. Những năm bao cấpđói khổ triền miên, tôi cũng xách rổ xuống sông cào hếnđem bán vào những ngày hè mưa dầm. Hến vào thờiđiểm này nhiều như... trấu. Càođãi chừng hơn một tiếng đồng hồ tôi có thể bắt được vài giạ hến, bán đượcít ngàn, dành dụm cho mùa tựu trường năm sau, hoặc cũng có thể phụ hợ cho mẹ chútđỉnh tiền chợ. Vui và nhộn nhịp trên sông nhất là vàonhữngđêm trăng sáng nước cạn sát. Người dân hai bên bờ sông hẹn nhau xuống sông cào hến. Hàng chục người nào rổ, nào thau, nào nồi ngồi trên cầu bến đợi nước cạn để xuống sông bắt hến. Rồi những tiếng gọi nhau íới, nhữngbông đùa, chọc ghẹo của các thanh niên nam nữ trong xóm dướiánh trăng sáng vành vạnh, âm thanh cuộc sống vang rộn một khúc sông, nó cũng rất lãng mạn và trữ tình. Vui là vậy, niềm vui đơn sơ, giản dị trong sự ngột ngạt của biến chuyển thời cuộc. Nhưng, cuộc mưu sinh trên sông cũng có những hìnhảnh làm mình chạnh lòng. Như hìnhảnh cụ Năm Thiểu ngày ngày mò hến trên sông để kiếm tiềnđong gạo. Cụ mò chứ không cào, không đãi, mò trong các gốc bần, lùmô rô, rể gừa... Hến trong những chỗ khuất như vậy thường là hến lớn vì người ta không cào tới. Hến cụ bắt ngày chỉ vài lít và lúc nào cũng không đủ bán. Mỗi con nước mò hến như vậy cụ bán đủ để mua ít lít gạo và một mớ cau, trầu. Mẹ tôi nói, cụ có thâm niên mò hến trên hai chục năm,nên hai bàn tay cụ nhăn nheo, móng tay, móng chưn hư hết trơn!Ámảnh tôi nhất là tiếng rao của cụ. Mỗi khi từ dưới sông lên, cái miếng mủ ni long trắng choàng qua người để chống lạnh được cột ngang bằng sợi dây chuốinó dính sát vào người cụ. Từ trong cái thân thể teo gầyđó thoát ra trên cái miệng thâm tím vì lạnh một tiếng rao đứtđoạn: Hến... hơ... Người ta thường chỉ nghe được chữ “hến”, còn “hơ” thì là hơi gió, tiếng “hơ” run dài theo cái lạnh trong người cụ, nhỏ dần. Tiếng rao của cụ Năm Thiểu đến bây giờ thỉnh thoảng vẫn run lên trong hồiức của tôi, nó xa xót và buồn bã đến nao lòng. Nghe nói, khi cụ bệnh già nằm một chỗ, quên nhớ bất thường, lâu lâu cụ cũnghả miệng lấy hơi rao, nhưng bây giờ cả “hến” lẫn “hơ” đều là hơi gió, nặng nề và đứt quãng. Và cụ tắt thở sau một tiếng rao thiếu hơi như vậy.
*    *     *
Năm cái bánh xèo nhưn hến đượcđem ra loáng một chút là hết sạch, ai cũng tắm tắc khen ngon, nhất là rau cuốn bánh xèo rất phong phú. Một chị công tácở Bộ Công an về hưu nói, bột bánh xèoởđây ngon không thua bột bánh xèo của bà Mười Xiềmở Cần Thơ, nhưng chịấn tượng nhất là nhưn hến lần đầuđược thưởng thức. Chị hỏi, hến bắt dưới sông này hả em? Tôi chưa kịp “đối phó” với câu hỏi của chị, thì nhân viên của quán đem ra một dĩa tôm nướng thơm phức. Tôi thở phào. Nhân viên của quán giới thiệuđây là tôm thiên nhiên chứ không phải tôm nuôi. Nhưng, với con mắt “nhà nghề”, tôi dám chắcđây là tôm... công nghiệp. Mà thôi, đã lỡ không phân trần nguồn gốc củaốc, hến trên bàn, thì cứ cho qua nhữngvụn vặt không cần thiết như tôm nuôi hay tôm sông để khách ngon miệng.Tất nhiên, tôm thiên nhiên thì ngon hơn tôm nuôi nhiều vì thịt nó chắcvà ngọt hơn. Nhưng tôm thiên nhiên còn nhiều trên những dòng sông nước ngọt này không thì mới làđiềuđáng bàn. Và câu trả lời rấtđơn giản, nếu tôm thiên nhiên còn nhiều như trướcđây thì không ai nuôi tôm để bán. Có thể nhận định của tôi thiếu lô – ghíc, nhưng thực tế là nguồn tôm thiên nhiên dưới sông đang dần cạn kiệt, cụ thể là con sông trước nhà tôi. Những năm đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, con sông Bổn Sồ trước nhà tôi tôm rất nhiều, nhiều đến nỗi mỗi lần giở chà hay tháo hầm thì phải đựng tôm bằng cần xé. Thờiđó, người ta muốn bắt tôm ăn thì rất dễ dàng. Kiếm một mớ cây loại thịt chắcđem xuống sông chất thành đống. Đểđó một tuần hay nửa tháng rồi bao quanh đống chà bằngđăng tre, giở chà lên, tôm trong đăng nhảy xoi xói, mò tay bắt cũng dính. Mỗi đống chà kiếm năm bảy ký tôm là chuyện thường. Rồi người ta tận dụng những hầm xáng múc, chất chà xuốngđó, một năm tháo hầm một lần vào những ngày cận Tết. Thờiđiểm này trời thường lạnh, tôm xổ (là tôm trú trong mương vườn lạnh chịu không nổi tuồn ra sông để... trốn lạnh), tôm sẽ chui vào các đống chà trong hầm xáng múc tránh trú. Vậy là, tháo hầm lo mà hốt tôm, tôm lúc này được đựng bằng xuồng chứ không phải cần xé nữa.
Vui và thú vị nhất làbắt tôm bằng cách câu. Nghề câu tôm ở xóm tôi đã xuất hiện từ rất lâu. Đó là những thời gian nông nhàn, thanh niên trong xóm rảnh rỗi sắm một chiếc xuồng ba lá, một cái vợt bằng nhợ, một cái rèm cho mùa mưa, cần câu và mồi làđủ cho một cuộc mưu sinh. Mộtđoạn sông chưa tới cây số có khoảng hai chục chiếc xuồng câu xếp hàng dài trên sông. Giờ thì hìnhảnhđó chỉ còn là hoài niệm, là kýứcđẹp về cách kiếm sốngđơn giản, bình dị trên sông. Tôm đâu nữa mà câu! – Đó là câu cảm thán của cậu Năm Khọt, người có thâm niên làm thợ câu trên sông Bổn Sồ. Cậu kể, hồiđó ngồi câu một ngày mộtđêm kiếm năm ba ký tôm là chuyện nhỏ. Câu được tôm càng loại một loại hai thìđem bán kiếm tiền, tôm trung bình thìđể dànhăn, tôm nhỏ nữa thì trả lại sông cho nó lớn. Có rất nhiềuđiều thú vị trên sông bằng nghề câu tôm mà tôi đã thể hiện trong một bài ký khác, ởđây, tôi chỉ nhắc lại hoạt động nàyđể “thổn thức”cho những hoài niệm ăm ắp về một thời thịnh vượng những loài thuỷ sản thiên nhiên đang dầnmai một trên sông Cổ Chiên. Một cơn mưa bất chợt đổ xuống, sông trắng xoá màu buồn, quán chiềuít khách lạnh và buồn tênh. Lại một cơn gió tạt qua, những sợi bông bần trắng tím lại rơi rơi vào chiếc bàn dài với những thực kháchđang đăm chiêu nhìn mưa chiều châu thổ trôi qua sông.
*     *     *
Và mónăn cuối cùng trong thựcđơn tôi gợiý cho anh Vinh là món cá tra bần nấu với trái bần. Một cái lẩu chua bốc khói thơm phức được mang ra. Một dĩa nước mắm trong loại sản xuất thủ công ở Hồng Ngự, Đồng Tháp, với mấy tráiớt hiểm tươi xanh; dĩa rau nhún vào lẩu có bắp chuối, kèo nèo, rau muống, rau nhút. Hấp dẫn quá! - Một vị khách buộc miệng. Lẩu cá nấu bằng trái bần chín thì dân miền Tây không lạ, nhưng rấthiếu kỳ với những du khách đến từ miền Trung, miền Bắc. Húp thử miếng nước lẩu, một vị khách khác hít hà: Tuyệt! Tự nhiên tôi thấy hãnh diện vì những lời khen chân thành từ những vị khách. Họăn rất ngon miệng. Tiếng một vị khách giọng miền ngoài thốt lên một cách chân thành: Đúng là dân miền Tây hào sảng, đấtđai trù phú, sông nướcthì vừa hữu tình vừa có một lượng thuỷ sản phong phú, đa dạng.Lời của vị khách làm lòng tôi chùn xuống, buồn bã. Nếu các vị biết tất cả các mónăn đặc sản ở trên bàn này, bây giờ trên sông Cổ Chiên là “hàng hiếm”, thì các vị sẽ thất vọng biết bao! Nhưng tôi sẽ không phân trầnđiều này ngay trong lúc các vịđang ăn, tôi tôn trọng bữaăn của các vị, tôi muốn các vị ngon miệng vàấn tượng mãi về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long của chúng tôi với đấtđai, con người, và nhất là những loài thuỷ sản đặc thù sông nước miền Tây. Chỉ bây giờ ngồi một mình với trang viết, tôi mới hổ thẹn mà “tự thú” rằng, Ốc gạo quí vìăn hôm đó không phảiốc gạo PhúĐa nổi tiếng trên thị trường một thời, mà làốc gạo đượcđem về từ Châu Đốc, An Giang; hến không phải là hếnở sông Bổn Sồ, phụ lưu của sông Cổ Chiên, mà hến đượcđem về từ Đồng Tháp; Tôm, cũng không phải được câu, giở chà hay tháo hầm, mà là tôm nuôi đại trà, bán rẻ rề ngoài chợ. Còn cá tra bần, bây giờ nó là loài thuỷ sản “xa xỉ” trên sông Cổ Chiên. Đó là cá nuôi ở Cà mau, được ướp lạnh gởi xe tốc hành vềđây. Riêng bần chín để làm lẩu chua thì có nguồn gốc từ Cù lao Dung, Sóc Trăng, được chế biến thành nước cốt bần, đóng chai và bán đầy trên thị trường. Tóm lại, không có nỗi buồn nào bằng mình phảimua những thứ trướcđây là đặc sản quê mình về để tự“lừa dối” mình, rằng: Đó, đặc sản quê tôi đó,hãnh diện chưa! Và, mộtđiều nữa, hôm ấy tôi phớt lờ về nguồn gốc của các loạiốc, hến, tôm, cá mà quí vị thưởng thức vì trong tôi vẫn còn có niềm tin và hy vọng, rằng, rồi sông Cổ Chiên sẽ được “hồi sinh” khi con người cóý thức bảo vệ nó,khi các cơ quan chức năng có biện pháp “hồi phục” nó, thì, con ốc gạo sẽ trở về PhúĐa, con hến tôm cá rồi sẽ hồi sinh và phát triển như thời hoàng kim của nó. Và biếtđâu một thời gian ngắn thôi, khi quí vị quay lại quán cũ, tôi sẽ tự hào nói rằng: Quí vịđang thưởng thức những đặc sản đượcđánh bắt ngay trên sông Cổ Chiên của tôi mà không cần phải phớt lờ về “xuất thân” của nóđể rồi tựáy náy, hổ thẹn.
Tôi ngồi viết cái kết của bài viết này khi ngoài trời gió chướng non đang lao rao tràn về, và tôi biết, bây giờđang là mùa bông bần rụng, và cũng là mùa của cá tra bần sắp về trên sông Cổ Chiên.
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 183
  • Khách viếng thăm: 177
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 39805
  • Tháng hiện tại: 2539191
  • Tổng lượt truy cập: 48913318