Chồng đi học ngoài Hà Nội. Sinh con bốn tháng, Thắm phải đi làm. Bé còn nhỏ nên cô nhờ mẹ mình lên trông chừng. Tám Mỹ gốc nông dân, tính tình chất phác “ăn to, nói lớn”. Căn nhà trọ chừng bốn chục mét vuông, lại chung vách nên Thắm thường nhắc mẹ giảm “âm thanh”. Trong nhà tù túng, Tám Mỹ thường......
Ngày Noen gần kề, buổi sáng Tây Nguyên lạnh lẽo với những thung lũng đặc sệt mù sương. Hai bên đường dã quỳ nở vàng rạng rỡ. Loài hoa hoang dại luôn làm tôi xúc động mỗi lần gặp lại. Dã quỳ mọc trên khô cằn sỏi đá, chênh vênh trên sườn đồi hoặc mặt đất trũng thấp. Nắng gió của cao nguyên, rồi bụi đỏ......
Chương trình thơ Nguyên tiêu, chào mừng Ngày thơ Việt Nam tại Tiền Giang lần thứ IX được Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang tổ chức vào tối qua, ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng ÂL) cùng với rất nhiều hoạt động phong phú để tôn vinh thơ. Đông đảo những người yêu thơ đã đến tham dự chương trình....
Đang giữa trưa mùa hè, xóm làng yên lắng đến mức có thể nghe rõ tiếng lá chuối phân phất. Bỗng có tiếng la chói lói:
- Tụi nó nhậu đánh nhau gây án mạng rồi bà con ơi!
...Xóm ấy cùng tên với con rạch dài hơn 3 ngàn thước, nối vào kinh Xáng Ngang, kinh Lacour và kinh Kháng Chiến, vàm rạch đổ ra kinh 12, nằm trọn trong xã Mỹ Phước Tây. Cái tên Rạch Trắc không biết có tự bao giờ, song trước năm 1945, địa danh hành chánh ấp Rạch Trắc đã có và hơn nửa thế kỷ qua chưa hề......
Tôi trở về canh tác ca dao
Bước chân thời gian giẫm vẹt mòn gốc rạ
Ánh mắt cày trên bình minh ngày hạ
Cần mẫn vụ chiêm lật xuống vụ mùa...
Trước năm 1975, tại các trường bán công, tư thục khắp tỉnh Định Tường, và một số trường ở Long An có một ông thầy dạy Pháp văn rất nổi tiếng. Ông nổi tiếng không chỉ vì nói tiếng Tây như gió, mà còn vì một… cố tật “dễ thương” mà học sinh thi nhau truyền miệng như một hiện tượng lạ: Ông mắc tật cà......
Hiện nay thơ đang trong thời bất ổn. Người làm thơ thì nhiều. Song lại ít thi nhân. Lắm tập thơ in ra. Song bài hay, câu tài hoa hơi bị vắng mặt. Nhiều bài “na ná như thơ” nên thái độ của bạn đọc chưa trân trọng thi ca đích thực. Con sâu làm rầu nồi canh. Hàng dỏm nhiều khi mẫu mã bao bì còn oách......
Chúng tôi được đưa vào viếng người quá cố. Đó là một người đàn bà khoảng năm mươi, khuôn mặt xương xương, trắng bệch, hai má hơi lõm vào, thân hình gầy gò trong y phục màu đen, hai tay đặt dọc theo đùi, đôi mắt khép kín như đang ngủ. Tôi cảm thấy ớn lạnh chạy dọc theo xương sống. Hơi run, tôi liếc......
Đầu năm 1947, chiến tranh nổi dậy ở làng tôi. Mấy chị em tôi phải tản cư ra nhà bác Sáu ở gần chợ Mỹ Tho. Dù phải ăn nhờ ở đậu nhưng ngày tựu trường, chị tôi vẫn sắm sửa quần áo, tập viết cho tôi và em gái tôi đi học. Chị tôi xin cho tôi vào học lớp Sơ đẳng do cô Phan Thị Điều dạy, em tôi học lớp dự......
Khi tiết trời se se lạnh cũng là lúc nhà vườn chộn rộn lo làm đất gieo vạn thọ. Ngày mồng mười tháng mười âm lịch, theo kinh nghiệm của nội tôi, là lúc gieo vạn thọ cho hoa đúng ngay dịp Tết Nguyên đán....
Nhìn từ trên cao, kinh Cổ Cò thẳng tắp như một sợi chỉ giăng nối liền sông Cái Cối với Ngã Sáu....
Khoảng tháng mười một, mười hai trở đi trời se lạnh, mùa hanh khô đến và tự nhiên, đất miệt vườn dễ đi lại rất nhiều, đó cũng là lúc bọn trẻ chúng tôi ngong ngóng về quê để dự phần vào việc tát đìa. Nhà ngoại miệt vườn, cũng chỉ có một con mương sâu nơi khuất nẻo. Mặt ao thường gợn sóng phô bày đôi......
Cái lung sen rộng gần hai hec-ta xanh ngát màu lá, nở rộ những cánh bông đỏ thắm cùng các gương sen to nhỏ lay động theo cơn gió chiều. Những người đi làm đồng về tò mò ghé lại một góc lung xem quang cảnh mò củ sen. Nhóm ba thanh niên cởi trần lặn hụp rồi vất những củ sen lên bờ cho người đàn ông......