Nội dung Kha Tiệm Ly


Kha Tiệm Ly

Tiệm tạp hóa hồi xưa

14:03 | 11/07/2018

Bây giờ người ta vẫn thấy có nhiều cửa hàng đề “cửa hàng tạp hóa”, hay “tiệm bách hóa”. Ký hiệu này là để cho ngưới mua biết là nơi đó bán đủ thứ (tạp) mặt hàng, hay bán hàng trăm (bách) mặt hàng. Thế nhưng thực tế, những cửa hàng được gọi là “tạp hóa” hay “bách hóa” này có khi số lượng mặt hàng không tới “hàng trăm” được.

Con gà trong thành ngữ, tục ngữ

21:24 | 01/02/2017

Con gà đứng hàng thứ mười trong mười hai chi, nhưng có lẽ nó gần gũi với con người thứ nhì, chỉ sau con chó. Có phải vì vậy mà trong văn chương bình dân nó được nhắc tới rất nhiều, nhất là trong thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên không phải câu nào cũng dễ hiểu, bởi ngoài việc mang màu sắc về phương ngữ, nó còn gói ghém trong đó đủ thứ những kinh nghiệm về chăn nuôi, thời tiết, về tập quán, tập tục... ở khắp nơi; thậm chí có khi "chơi chữ" nữa! Do đó ta không lạ gì có những câu thành ngữ, tục ngữ mà mỗi người hiểu với mỗi nghĩa khác nhau.

Những gánh hát xưa

13:52 | 21/11/2016

1.  Gánh hát về làng
Quê tôi thời ấy (1955) thường dùng từ “Gánh hát” thay vì “Đoàn hát” như bây giờ. Mỗi lần đi lưu diễn, ngoài cỗ xe bò để chở phông màn và gia đình ông Bầu, còn các nhân viên, đào kép đều phải tự gồng gánh hành lý của mình lục đục theo sau; có phải vì vậy mà gọi là “Gánh hát” chăng?

Bài thơ tình cuối cùng

12:03 | 18/11/2016

Hương tình em gởi bay trong gió
Cũng đủ ta say suốt bốn mùa

"Mỹ phẩm" ngày xưa

16:52 | 16/11/2016

Làm đẹp không những là bản năng mà còn là nhu cầu thiết yếu của loài người đặc biệt là giới phụ nữ; cho nên dù ở thời điểm nào trong cuộc đời, người phụ nữ cũng dành ít nhiều thì giờ để chăm sóc sắc đẹp của mình.
Trong bài nầy, chúng tôi xin nói về cách làm đẹp của phụ nữ hồi xưa trong giới bình dân ở nông thôn Nam bộ; không đá động gì tới cách làm đẹp của các nhà quyền quý chốn thị thành; càng không đề cập đến cách làm đẹp của những vương phi nơi cung cấm.

Tình biển đảo

11:29 | 11/11/2016

Từ lúc theo cha Rồng về biển,
Nhớ trên ngàn một nửa anh em.
Mãi mỏi mắt về Hoàng Liên, Phú Thọ,
Cùng mẹ Tiên nên máu chảy ruột mềm.

Cá nào mồi đó

07:00 | 30/12/2014

Câu cá là thú tiêu khiển thanh tao, là lối hưởng nhàn của các cụ ngày xưa. Sau khi cuốn cần, nếu có cá để “đưa cay” cho ly rượu thêm đậm đà thì tốt;  không có cũng chẳng sao! Nhưng với những người coi cần câu cá là cần câu… cơm lại là chuyện khác: Nếu ngày nào câu không được cá thì kể như ngày đó phải ăn “thịt cọp”(*).

Nhớ quá... hò cây lúa

08:51 | 14/11/2014

1. Cấy lúa. Ngày nay, theo các nhà nghiên cứu về nông nghiệp thì sạ lúa có lợi hơn cấy lúa. Thứ nhất là thu hoạch lúa nhiều hơn; thứ hai là ít cần đến nhân công:

Quê tôi và những gánh hát xưa

08:52 | 18/07/2013

Hồi đó, người ta thường gọi “Gánh hát” chứ ít ai gọi “Đoàn hát”. Cách gọi đó có cái lý do của nó, bởi mỗi lần đi lưu diễn, ngoài cỗ xe bò chở phông màn và gia đình ông Bầu, còn các nhân viên, đào kép đều phải tự gồng gánh hành lý của mình lục đục theo sau.

Làng chổi Vĩnh Hựu

15:46 | 28/02/2013

VNTG- Dù là người Tiền Giang nhiều năm, nhưng có lẽ ít ai biết được trong tỉnh mình có một làng chuyên làm chổi bằng que dừa. Đó là làng Vĩnh Hựu, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây.
Từ cầu Quây TP Mỹ Tho, theo đường Đinh Bộ Lĩnh, ta cứ thẳng về hướng Gò Công.  Đi độ 25cây số sẽ tới ngã ba Hòa Đồng, quẹo phải chừng vài ngàn mét, thì tới thị trấn Vĩnh Bình. Làng Vĩnh Hựu nằm sát ranh với thị trấn nầy, nương mình theo bờ kênh Rạch Vồng quanh năm êm ả.

Rắn và thành ngữ ca dao

16:53 | 08/02/2013

VNTG - Trong mười hai con giáp có lẽ con rắn là con vật bị nhiều tai tiếng nhất. Rắn gần như tượng trưng cho sự ác độc, giả dối và nguy hiểm. Miệng hùm nọc rắn; đuôi ong nọc rắn là những chỗ chết người cần phải tránh xa, cũng như những kẻ lòng như rắn rít thì đừng bao giờ giao tiếp! Nhưng không phải lúc nào  “trông mặt mà bắt dong” đều đúng, vì có mấy ai lường được với bộ mặt rắn giả lươn hay kẻ khẩu phật tâm xà! Bởi vì lầm lẫn nên có người đã ấp rắn vào ngực để tính mạng sẽ bị đe dọa không biết lúc nào.

Vườn Ông Khánh, một thời ký ức

15:35 | 10/12/2012

VNTG - Thành phố Mỹ Tho xưa có nhiều dược sĩ. Tiếng tăm thì ai cũng tầm tầm như nhau; duy có  dược sĩ Trần Văn Khánh, có thể nói nhắc đến tên ông thì ai cũng biết, dù “văn kì thinh, bất kiến kì hình!”. Nhưng người ta biết đến ông không phải là ông có tay nghề vượt trội hơn các dược sĩ khác, hay vì một sì-can-đan nóng bỏng nào; mà chỉ vì ông có một khu vườn mà người đương thời đã lấy tên ông mà gọi cho khu vườn ấy: Vườn Ông Khánh.

Muôn mặt nghề… bán vé số dạo

09:40 | 07/11/2012

Trong các nghề ít vốn mà lại sống được, sống khỏe là “nghề” bán vé số dạo. Ít vốn, vì chỉ có 88.000 đồng tiền mặt là bất cứ lúc nào cũng mua được 100 tờ vé số làm vốn; nếu không tiền mà có chút uy tín hay “chỗ quen biết” thì chủ thầu có thể bán chịu với giá 9.000 đồng một vé, chiều về “vốn trả, lời ăn”.

Mận Trung Lương, trái cây một thời vang bóng

09:33 | 24/10/2012

VNTG- Vào thập niên 60 - 70, dọc theo đường lên Sài Gòn, hai bên đường từ “Thành Mỹ”(cầu Đạo Ngạn)  đến khỏi Cầu Đôi (Cầu Sắt) một đỗi; rồi sâu vào miệt vườn Đạo Thạnh, Trung An, nhà nhà đều trồng một loại mận có tên rất nên thơ: Hồng Đào!

Cà phê - Hủ tiếu Mỹ Tho xưa

16:47 | 20/08/2012

VNTG- 1. Lược sử hủ tiếu Mỹ Tho

Nói đến Mỹ Tho, người ta luôn liên tưởng đến món ăn đặc sản độc đáo của xứ sở này đó là hủ tiếu: Hủ tiếu Mỹ Tho.

Cải lương... xưa và nay

15:50 | 20/07/2012

Những thập niên 60 và 70 (thế kỷ XX) có lẽ là thời hoàng kim của cải lương. Lúc bấy giờ cải lương là món ăn tinh thần được người dân yêu chuộng nhất, vượt trội hơn cả ca nhạc và thoại kịch. Vé chợ đen luôn có mặt ở tại cửa rạp với giá có khi gấp đôi mà người xem vẫn chấp nhận. Hiện tượng “mua dàn” thường xảy ra, vì người “mua dàn” cầm chắc tiền lời trong tay. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao cải lương thời ấy lại được yêu chuộng như vậy?

Hạt cát nhớ quê

15:19 | 10/07/2012

Đời cuốn ta bay như hạt cát,
Mịt mùng ngàn dặm nẻo sơn khê.
Gió mưa vùi mảnh đời phiêu bạt,
Chặn lối quê hương một bước về!

 

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

09:06 | 29/09/2011

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Nhớ quá phà ơi!

15:22 | 08/07/2011

Theo tàng thư thì phà Rạch Miễu ra đời từ năm 1924. Lúc đó bến phà đặt tại cuối đường Trần Quốc Tuấn, sau đổi lại là đường Ông Bà Nguyễn Trung Long, và bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.