Nội dung Văn học Tạp bút

Mùa trăng Miền Tây !

Có những thứ như trăng, cứ lờ lững mà bồng bềnh trôi… Những thứ không vui, nó thường hay cố quên và không gắng sức để nhớ… Mùa trăng trong nó là những mảng vàng man mác, trăng đẹp đến xót lòng…

Cây nạng gỗ

Trời nắng như đổ lửa, khó khăn lắm tôi mới bắt được một chuyến xe buýt để về thăm nhà. Không khí trên xe thật là ngột ngạt vì cái nóng, mùi xăng, và hơi người… Bên cạnh tôi là một thanh niên, kế đó là một bé gái trạc 10 tuổi. Ngồi được vài phút tôi bắt đầu khó chịu, vì mùi khói thuốc của anh ta.

Nhật ký của nhiều người: Ước mơ của đôi nạng gỗ…

Chiều nay đi ngang Trung tâm Chấn thương chỉnh hình chợt thấy thời gian qua nhanh lạ! Mấy năm rồi chưa lần nào tôi trở lại nơi đây. Cô bé hôm nào biết đâu đã vào đại học như ngày nào em hồn nhiên mơ ước.

Mùa con sâu đất

1. Vâng, cứ đến tiết se lạnh này là bọn trẻ ít ra khỏi nhà. Nhưng là trẻ con, không thể không chơi. Chơi là công việc của trẻ con. Cấm chúng chơi là cấm chúng làm việc.

Một keo chao đổi một cái bong bóng…

“… Chiều nay gửi tới quê xưa

Biết là bao thương nhớ cho vừa…”[1]

 Tôi đang ở một nơi xa - rất xa quê nhà của mình. Nửa vòng trái đất một khoảng cách quá dài nhưng vẫn không thể dài bằng nỗi nhớ quê hương trong tôi. Mọi người thường bảo nước Mỹ là một thiên đàng nhưng sao tôi không thể cảm nhận được điều đó?

Kỉ niệm tuổi thơ!

Quê tôi ở Bạc Liêu, xứ sở mà mỗi khi nhắc đến tên là nhớ ngay tới Công tử Bạc Liêu - người được tiếng ăn chơi nhất nhì xứ Nam kỳ lục tỉnh một thời, nơi được cho là rừng vàng biển bạc, ruộng đồng cò bay thẳng cánh, vùng đất trù phú nằm cận kề cuối Mũi Cà Mau - nơi tận cùng của đất nước.

Người có học

Một lớp ngoại khoá mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen.

Tôi yêu quê tôi. Tôi yêu Miền Tây!

Đối với một đứa con gái 18 năm chỉ quanh quẩn nơi vùng quê, con đường quen thuộc nhất với tôi chắc là con đường từ nhà đến trường, con đường ra những cánh đồng ruộng bao la. Dân quê mà. Tôi cũng là một trong những đứa trẻ may mắn, dù khó khăn thì cũng được đến trường đủ 12 năm, không phải xa nhà, hay xa quê đi làm xa như nhiều đứa khác. 

Miền Tây: Mùa nước về!

Sáng tinh mơ, hít một hơi dài... Ôi! Mùi thơm bông gáo tràn căng lồng ngực…

 Biết rằng mùa nước đang về!

Thuở bé, mùa nước mới chớm, đám con nít trong xóm hễ thấy bông gáo nở là đòi ba chặt đọt trúc rồi vót mắt làm cần câu cá.

Tàu lá chuối

Có buổi sớm ở tít một cái chợ con ngoài cù lao, tôi đưa gói xôi lên mũi, hít gửi cái mùi của hơi nóng tỏa ra khi tấm lá chuối được tháo bỏ.

Mùi gạo quyện với mùi mấy sợi dừa, mùi hạt mè giã vụn, thấm với mùi tàu lá chuối xanh đậm tạo thành một thứ mùi thơm xanh sương của buổi sớm.

Khói nắng

Chị vợ nói nấu nướng đã xong rồi, chừng nào muốn cúng thì kêu người trong bếp dọn ra. Anh ngóng ra con đường vắng ngắt chạy vắt ngang nhà, kêu chờ thêm chút nữa, “còn sớm…”. Giọng anh lẩy bẩy, vì cái vạt nắng sáng xiên vào hàng ba đã sắp đứng dậy thẳng lưng đi ra khỏi đó rồi. Nghĩa là đã sắp trưa.

Trên cánh đồng yêu thương!

Tháng bảy rồi, gió chướng thổi nhẹ sau hè báo hiệu một mùa nước nổi lại về. Lúc này bà con đã thu hoạch xong lúa vụ 3. Ngoài đồng chỉ còn trơ gốc rạ và những đống rơm còn chưa kịp khô. Bầy vịt chạy đồng tranh thủ mót từng hột lúa dưới đất, cái mỏ chúng xốc lia lịa từng con ốc. Thỉnh thoảng lại có những con vịt lười biếng không chịu kiếm ăn mà cứ chờ hễ có anh bạn nào mò được mồi là chạy theo giành, hai con vịt cứ rượt đuổi nhau cho tới khi có một bên bỏ cuộc mới thôi. Có mấy đứa nhỏ theo sau bầy vịt chờ lượm trứng. Lâu lâu lại nghe tiếng chửi oai oải của mấy bà trong xóm và mấy ông chủ vịt chạy đồng đổ thừa nhau vì vịt hai bên nhập bầy không biết làm sao tách được. Trên bờ ruộng mấy cây điên điển bắt đầu trổ bông. Đây đó phảng phất mùi rơm rạ nghe thật thân quen và xao xuyến cho đứa con xa quê lâu lắm mới về. Tôi lại nhớ đến mùa nước nổi những ngày tôi còn bé.

Đám giỗ miền Tây

Ở miền Tây, mỗi lần tới đám giỗ, con cháu khắp nơi đều ráng về nhà trước ngày giỗ vài ba hôm để cùng quây quần chuẩn bị. Nếu bạn đã từng dự đám giỗ ở miền Tây, cái mà bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất ấy là thứ tình cảm gia đình, tình bà con chòm xóm và thứ văn hóa hào sảng, phóng khoáng của người miền Tây. Thế mà, đôi khi lại bị nói là phung phí, là bày vẽ mới ngộ chứ. Có không héng? Ai mà biết! Với tôi, đám giỗ ở miền Tây là văn hóa, một văn hóa đẹp.

Thời thơ ấu của tôi

Tôi sinh ra và lớn lên ở nơi cách nơi sinh của nhà văn Sơn Nam không xa lắm, cùng trong một huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, chính vì thế mà khi đi học tôi có rất nhiều ấn tượng với những tác phẩm truyện ngắn viết về miền tây của ông.

Nhớ mùa ô môi chín

Mỗi khi nhìn thấy từng bó ô môi bày bán ở chợ hay trước cổng trường, ký ức tuổi thơ êm đềm trong tôi chợt hiện về với những bữa tiệc chè ô môi dưới ánh trăng vằng vặc.

Con gái miền Tây không sợ rắn!

Tôi ghé Cao Lãnh vào một chiều tháng tám mưa ngâu rả rích.

Theo anh bạn lênh đênh trên chiếc xuồng nhỏ, ngắm cảnh trời chiều. Cái thói thơ thẩn đầy thú vị. Một bức tranh hoàng hôn trơ trọi, chìm buồn man mác. Cây trọi lá. Đậu trên đó là con chim trọi đầu (chim gì không biết tên), ở phía dưới là một lũ ếch nhái cũng trọi đầu luôn. Gảy bài "Ếch đờn vọng cổ" mà buồn thỉu buồn thiu.

Đồng hương

Một ngày nào đó, bất chợt giữa phố ồn ào xuôi ngược hay trong công việc tất bật bộn bề, có một người bỗng nhận ra và gọi ta hai tiếng: Đồng hương!
Chỉ hai từ đơn giản tình cờ sao lại gợi trong ta bao nỗi bồi hồi…

Người lịch sự không bóp còi inh ỏi

Không bóp còi inh ỏi, chứ không phải không bóp còi. Tôi cho rằng đó là khẩu hiệu phù hợp với bức tranh giao thông hiện nay ở Việt Nam.

Viết về Miền Tây: Chiếc đèn dầu

Khi đi giữa những ánh sáng kiêu kỳ nơi phố thị, chẳng biết có ai còn nhớ đến chiếc đèn dầu đã từng một thời gắn bó. Riêng đối với tôi, nó không chỉ là một vật kỷ niệm mà là cả một vùng trời bình yên, êm ả vì suốt quãng thời thơ ấu của tôi đã gắn liền với nó.

Mùa cải Tết

Khi những cơn bão đã đi qua, những trân lụt cũng thưa dần, trong cái lạnh của những ngày lập đông, bà con quê tôi lại bắt đầu gieo cấy một mùa cải, một mùa hi vọng mới!

Các tin khác