Nội dung Văn học Tạp bút

Nhớ không khí đọc sách ngày xưa. Tiếc!

Nhân chuyện cậu học trò nói chuyện bán sách cũ trên sachxua, tôi mới sực nhớ hình như ước mơ nghề nghiệp đầu tiên của mình có lẽ là làm nghề bán sách và cho thuê sách…

Ngày Tết, gói quà

Quà cáp, hóa ra trước hết, và trên hết, không phải là nợ tiền nhau, là cúng tiền nhau, là dạy nhau năng lực hối lộ sau này. Mà là sáng kiến, là tìm tòi, là sự quan tâm chi tiết đến những rung cảm nhỏ bé, kín đáo, riêng tư của mỗi con người cụ thể xung quanh mình. Là gây dựng niềm vui cùng nhau, cho nhau.

Bếp lửa sum vầy

Đối với mọi dân tộc trên thế gian này, bếp luôn chiếm vị trí rất quan trọng. Từ xa xưa trong các câu chuyện dân gian của các dân tộc, hình ảnh của bếp lửa đã xuất hiện khá nhiều. Đối với người Việt, ông Táo quân – người trông coi bếp được thờ cúng và coi là vị thần giữ “ngọn lửa” đầm ấm và hạnh phúc cho mọi gia đình. Hằng năm, cứ đến dịp gần Tết, khoảng từ 21 đến ngày  23 tháng Chạp là người Việt lại làm lễ tiễn ông Táo về trời. Đây là một phong tục đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của công việc bếp núc.

"Gọi tên tôi bằng tiếng Việt thân thương"

Dạo gần đây tôi ít gặp trẻ con có biệt danh được đặt bằng tiếng Việt. Đặt biệt danh ở nhà cho con là tập tục từ rất lâu đời. Tương truyền cha mẹ phải đặt tên ở nhà thật xấu thì con lớn lên mới xinh đẹp, giỏi giang. Nhớ mãi ngày xưa, giờ chiều mặt trời lặn, đến giờ ăn cơm là tiếng mẹ gọi vang khắp xóm. Nào Tí, nào Tèo, Đầu bò, cu Tũn, cái Chít… nghe thân thương lạ kỳ.

Nhớ quá Tết xưa

Nhớ lại những cái Tết xưa hồi còn thơ ấu mà thèm thuồng. Tuổi thơ ấu nằm bên ngoài lo toan, nhu cầu, dự tính… thế nên đáng yêu làm sao. Cái Tết lúc ấy là một vùng thật sự hạnh phúc trong đời.

Ngẫm ngợi Cuối tuần: Bận rộn là hạnh phúc

Ngày bé, nhớ mỗi bữa ăn dọn hai mâm. Nhà có 7 anh em, hai bố mẹ. Mâm cơm chỉ tép kho rau muống chấm tương. Ăn chậm, lại  chống đũa thì bát cuối phải ăn cơm nhạt như bỡn.

Chuyện ở một khu chung cư

Căn chung cư năm tầng được xây từ những năm sáu mươi giờ đã xuống cấp nhiều. Mấy ván rêu chiếm gần hết bức tường phía ngoài. Tường đổ một màu đen, xám, xanh, quện lại thành một hỗn hợp xưa cũ. Ở chung cư này có duy nhất một cái cầu thang đi lên xuống.

Hương Sen!

Ánh chiều tà đang buông dần và treo lơ lửng trên lũy tre đầu xóm,chiếc xuồng nhỏ nhẹ nhàng cưỡi đầu những con sóng lăn tăn. Được một đoạn ông cắm cây sào dài để thả luồng câu. Gió bắt đầu lên, gió rì rào làm lật những lá sen to đầu ruộng, lớp lá trắng phau phản chiếu với ánh chiều lóa cả mắt, những cánh sen mơn mởn khẽ đu đưa theo sóng nước như má ai hay ửng hồng trong ánh hoàng hôn trĩu bóng.

Hai!

Hai không phải là Hi! [chào] mà Hai là tên tắt gọi “cô Hai!” vợ tôi của những cô, chị, bà ngoài chợ. Cái chợ nhỏ hơn chục năm vợ tôi vẫn đi, cách không xa nhà lắm.

Về Miền Tây: ĐI CÂU RẠO !

Tôi có đứa bạn quê ở Trà An. Sẵn cuối tuần rảnh tôi theo nó về Miền Tây cho biết.

 Chiếc xe đò bắt đầu một chuyến hành trình mệt nhọc. Từ lâu đã nghe thằng bạn mình huyên thuyên nhiều điều; nào Miền Tây nó đẹp dữ lắm, bốn mùa cây trái đưa hương, ruộng lúa chín vàng, còn cá với chim thì ôi thôi, nhiều vô số kể, cò bay gãy cánh, rơi rớt đầy đồng. Hỏi nó chứ xưa nay tui toàn nghe cò bay thẳng cánh, sao giờ nghe "gãy cánh" là sao?

Quà quê: tội nghiệp như giấc mơ chắp vá

Tôi vẫn còn nhớ một buổi sáng ở quê, khi bà bán xôi đẩy chiếc xe đạp lạch cạch đi qua cửa nhà, vài đứa trẻ con xôn xao xin tiền mẹ, chạy theo bà, mua gói xôi giá vài ngàn đồng.

Ghe hàng miền Tây

Ghe hàng - hình ảnh quen thuộc cái ngày tôi còn 5, 6 tuổi… Hễ thấy ghe hàng là tôi lẽo đẽo theo mẹ xuống bến, không phải để đòi mẹ mua hay sắm cái gì mà thỏa con mắt nhìn ngắm đồ đạc. Sao mà nhiều quá vậy?

Tháp Mười đẹp nhất bông sen!

Thời gian thấm thoắt trôi qua nhanh thật, mới đó mà đã 5 năm tôi xa quê. Năm 18 tuổi tôi đã phải rời xa vùng quê yên bình và tĩnh lặng, nơi mà tôi đã được sinh ra và lớn lên với biết bao là kỉ niệm, cái vùng quê mà ở đó cái nghèo còn ngự trị, người dân lúc nào cũng tất bật ngoài những cánh đồng lúa và những đồng sen bất tận.

Nhớ món "Thịt heo leo cây"

VNTG - Nhớ thuở nhỏ, xóm tôi nghèo lắm, nhà tôi cũng vậy. Cứ mỗi bữa ăn, hầu như nhà nào cũng bày biện món “thịt heo leo cây” dùng với cơm. Đây là một món ăn tuy quen nhưng lạ. Lạ là ở cái tên gọi chỉ có “độc quyền” ở xóm tôi, còn cái nguyên liệu chính để chế biến món ăn này thì hầu  như ai cũng biết (nhất là dân Đồng Khởi – xứ dừa).

Lan man chuyện ăn

Bá nhơn bá bụng bá bao tử. Cứ như câu này thì trong thiên hạ mỗi người một ý thích riêng, khen ngon và chê dở, không ai giống ai cả.

Viên gạch hồng

Tôi bắt đầu được má cho học đàn piano năm lên 10 tuổi. Đó là cả một sự “kinh thiên động địa” không chỉ với tụi con nít trong xóm mà cả những người lớn cũng trố mắt ngạc nhiên. Cũng đúng thôi, thời buổi khó khăn, ai nấy phải chạy ăn từng bữa thì chuyện tôi đi học đàn bị coi là chuyện xa xỉ.

Đập gương xưa tìm bóng

… Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ, đường về không lối
Dòng đời trôi đã về chiều, mà lòng mến còn nhiều
Đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi…
Đường trần quên lối cũ, đường đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng … 

Miền sông nước!

Sinh ra và lớn lên tại một tỉnh được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất ĐBSC, ở một huyện đầu nguồn sông Tiền, nên những ký ức về tuổi thơ tui gắn liền với cánh đồng và con sông.

Xe đò miền Tây !

“Xe lướt nhanh trên đường, xa mờ ruộng nương, cây xanh rợp che muôn hướng. Ai đã qua miền Tây, đâu chỉ đôi lần thôi mà không luyến lưu đầy vơi…”

Ngôn ngữ Miền Tây: Tui thương em

Người miền Tây có câu này, rất đặc trưng - "TUI THƯƠNG EM".

Các tin khác