Nội dung Hương vị quê nhà

Gỏi cá tào lao

Khách phương xa từng ăn gỏi cá tào lao, trước khi về đều để lại cho người Sa Huỳnh (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) một câu hỏi, rằng cá ngon vậy sao lại có tên là tào lao? Ai cũng ngớ ra, chỉ biết nói ờ, chuyện tào lao thì dở nhưng cá tào lao thì chê sao nổi mà chê.

Ốc đồng

“Má ơi đừng đánh con đau, để con bắt ốc hái rau má nhờ”. Với tôi, mỗi lần nghe câu ca dao ấy tôi lại nhớ về mùa mưa, mùa hái rau, bắt ốc trên đồng đất quê nhà.

Mùa cá bống trứng về

Trong những lần điền dã sưu khảo và nghiên cứu văn hoá Nam bộ, một lần nhà văn Sơn Nam được thưởng thức món cá bống trứng kho tiêu, ông vỗ đùi đánh đét, bảo ngon quá.

Xì xụp bún riêu ốc miền Tây

Các cửa hàng ăn uống ở miền Tây đã biến tấu món bún riêu thành nhiều món ngon độc đáo, chẳng hạn như bún riêu cua, bún riêu tôm, bún riêu cá. Còn bún riêu ốc thì thuộc hàng "đỉnh của đỉnh". Ai cũng có thể tự tay nấu món này đãi cả nhà để đổi khẩu vị!

Bún nóng

Có những sớm mai giật mình thức dậy, ngơ ngác tưởng như nghe tiếng ai gọi rủ đi ăn bún nóng. Nhưng rồi nhận ra chẳng ai rủ mình như vậy cả. Tự bản thân đã trôi xa về miền ký ức tuổi thơ, với những ngày tháng ở quê xưa.

Muốn ăn mắm sặt bần chua...

Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, học giả Vương Hồng Sển viết: “Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thuỷ liễu…” Phàm ở đời, không phải món gì vua chúa ăn ngon thì dân cũng thấy ngon. Nhưng riêng món mắm sặt bần chua thì từ vua đến dân đều khen. Vài nghiên cứu hiện đại còn cho thấy trái bần rất tốt cho sức khoẻ.

Mùa tép ăn rong...

Kể hoài không hết món ngon quê nhà. Xin mở đầu với chuyện tép riu yêu tép bạc...

Qua mùa Vu Lan, nhiều cô cậu trẻ đã trưởng thành hơn khi lặng ngắm những sợi tóc bạc của cha mẹ! Rồi những trận mưa đêm thêm nặng hạt, như đánh dấu giai đoạn trưởng thưởng thành họ nhà tép, tôm nước ngọt lẫn lợ. Gặp nước mát, chúng mặc tình rong chơi, hò hẹn... Xui, đành lên đĩa!

Canh kiểm Nam bộ

Vùng đất Nam bộ được thiên nhiên ưu ái với đất đai màu mỡ, cây trái xanh tươi. Chính vì vậy khi nhắc đến cây trái, rau quả thì phải nói đến Nam bộ, cũng vì lẽ đó mà nét ẩm thực ở nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng.

Ẩm thực vỉa hè Sài Gòn

Ẩm thực đường phố hay ẩm thực vỉa hè là nét văn hoá rất riêng với sự độc đáo khó nơi nào có được. Ở Sài Gòn người ta có cái thú đi ăn, họ có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, khuya… Bất cứ giờ nào trên vỉa hè cũng có nhiều nơi bán những món ăn mà họ ưng bụng.

Rong...riêu

Nếu chọn gương mặt cho Sài Gòn, có lẽ tôi sẽ chọn gương mặt của những người mua gánh bán bưng. Ngày nắng, dù có mướt mồ hôi dưới cái thời tiết 37-38 độ C thì tiếng rao của họ vẫn vang lên lanh lảnh, gương mặt nhấp nhánh những nụ cười của nắng. Họ biết, chỉ cần bỏ công đi, thế nào quang gánh cũng vơi đi về chiều. Thế nhưng, đời mua bán hàng rong trong mưa chiếu đều buồn, rất buồn. 

Cháo cá rô đồng

Cá rô đồng có thịt béo, mềm, thơm, ngon; chúng thường sống ở các ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch. Vào mùa mưa, mực nước thay đổi cũng là lúc cá bắt đầu sinh sản. Nắm được đặc điểm sinh học này cho nên nhiều người dân quê tôi thường hay giăng lưới, thả câu để bắt cá.

Trở về tuổi thơ với bánh cam, bánh còng miền Tây Nam Bộ

Bánh cam, bánh còng (vòng) được xem là món ăn quen thuộc của trẻ em miền Tây. Món bánh khi ăn ta như thấy cả tuổi thơ miền sông nước ùa về...

Lẩu - vừa ăn chơi, vừa xơi thiệt

Lẩu theo chân trà đá trở thành một cuộc chinh phạt của đồ ăn đồ uống từ miền Nam tới mọi miền đất nước. Bằng hữu, đồng nghiệp, hoặc bà con gặp mặt, kéo nhau tới hàng quán ăn lẩu. Trong gia đình, dọn cái lẩu, đủ để cả nhà quây quần dùng bữa trưa cũng như bữa tối. Nhiều tiệc tùng, trước món tráng miệng cuối cùng, đầu bếp thường bày món lẩu.

Sự huyền diệu của gia vị

Khi những bước chân trần đi khai hoang mở đất, muối ớt, tiêu, hành trở thành gia vị. Vậy mà cuộc đời từ đó đi vào thi ca:

Bậu câu cá bống ngắt đầu kho tiêu.
Kho tiêu bỏ ớt bỏ hành.
Bỏ ba lượng thịt để dành... cho em ăn.

Về quê Chí Phèo ăn chuối ngự

Đến quê hương của Chí Phèo - Thị Nở và cũng là quê của nhà văn Nam Cao không phải để… ăn tô cháo hành năm xưa mà nên thưởng thức hương vị đặc trưng, quyến rũ của một sản vật nổi danh - chuối ngự.

Ngọn bí vườn nhà

Ở quê, vườn nhà nào cũng xanh xanh giàn bí. Bí còn bò dọc theo hàng rào tre gai. Gặp tiết mưa thuận gió hòa, ngọn bí tươi tốt vươn xa, có khi nghịch ngợm băng rào kết nụ trong vườn… nhà khác. Cũng là một hình ảnh của tình quê, người quê chăng?

Tàu hũ phiêu lưu ký

Hầu như ai trong chúng ta, ở bất kỳ lứa tuổi nào, cũng khoái món tàu hũ – hay đậu hũ theo cách gọi của người miền Trung, còn người miền Bắc gọi là tào phớ.

Rau dớn: rau vua trong các loại rau

Đồng bào ở Tây Nguyên sau khi đi rẫy đi nương về thường tranh thủ hái rau dớn cho vào gùi mang về chế biến những món ăn gia đình. Rau dớn hiện còn có mặt trong lễ hội, nhà hàng… và cả tạo hình nó trong kiến trúc.

Chả dông xứ Nẫu

Xếp vào hàng đệ nhất các món ngon trên dải đất miền Trung nắng gió, không thể không nhắc đến món chả dông, một đặc sản của vùng biển cát Tuy Hoà.

Bánh xèo tép bạc đất Giồng Nhãn

Về Bạc Liêu, sau khi đi thăm những vườn nhãn cổ thụ có hơn trăm năm tuổi, trên đường về Vĩnh Châu, bạn nên ghé vào một quán bánh xèo ở đây để thưởng thức món bánh xèo Giồng Nhãn.

Các tin khác