Nội dung Nghiên cứu - Lý luận Phê bình

Tản mạn về “Cái” và “Con”

Trong tiếng Việt có hai từ để chỉ sự vật là Cái và Con. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Khôi cho rằng, từ Cái và Con để chỉ sự vật có ý nghĩa phân biệt theo hai giống Cái và Đực.

Phép xưng hô

Trên thế giới mỗi ngôn ngữ đều có sắc thái đặc thù riêng, Pháp hãnh diện về cách dùng “cách, thì” (mode, temps) đa dạng qui định thích nghi, giống (genre), số (nombre) phân biệt rõ ràng, Anh tính thực dụng chẳng hạn. Thử so với vài thứ tiếng thường dùng nhất trên thế giới hiện nay như Anh, Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, tiếng ta cũng có nhiều điểm nổi bật, sáng tạo, chuyển thể và dễ hội nhập.

Bài ca dao đi vào lịch sử

1
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!


Bức tranh dịch thuật từ một góc nhìn

Gần đây nhất, có một nhận xét ngắn gọn về tình hình dịch văn học thời gian qua như thế này: “Thời gian qua ta đã viết được những gì? Không nhiều. Ta đã dịch đựơc những gì? Cũng chưa có gì là nhiều. Đó là chưa kể đến chất lượng dịch thuật vốn bị người ta ta thán, nhất là số lượng phát hành của mỗi danh tác nhân loại kia, thấp đến khó tưởng tượng được đối với một đất nước gần 90 triệu dân”.

Trách nhiệm văn hoá là trách nhiệm chung

Năm ngoái, cũng vào dịp này, tôi đã than phiền về sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn ở thời đại chúng ta. Một năm (ngắn ngủi!) đã trôi qua và tuy chưa thấy sự thiếu vắng ấy có đỡ hơn chút nào, tôi nghiệm rằng tình trạng èo uột văn hoá không chỉ là vì sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, song còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

Sự tha hóa của ngôn từ

Tục ngữ Việt Nam có câu “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo“. Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.

Hàn Mặc Tử - thi sỹ thiên tài của “loài Thi sỹ”

Ngày 21/9/2012, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Hàn Mặc Tử (22/9/1912 – 2012) do Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định được tổ chức trọng thể. Lễ kỷ niệm là một chuỗi chương trình: Đêm thơ Hàn Mặc Tử vào tối 20/9; Lễ dâng hương trên mộ Hàn Mặc Tử (tại đồi Thi Nhân, Gềnh Ráng) vào sáng 21/9; tiếp đó là các buổi hội thảo về thơ và đời Hàn Mặc Tử… VNTG xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo để cùng bạn đọc tưởng nhớ thi sỹ tài hoa này.  

Chủ nghĩa hậu hiện đại - Tồn tại hay không tồn tại

 Ngày nay, có ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện đại đã được thay thế bằng chủ nghĩa hậu hiện đại; rằng thời kỳ hiện đại đã chấm dứt và bây giờ là thời kỳ hậu hiện đại. Tuy nhiên, thực chất cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại có phải chỉ là sự ảnh hưởng hay sự nối dài của chủ nghĩa hiện đại không? Chúng tôi xin trình bày lại vấn đề này như sau…

Thi pháp thơ Hàn Mặc Tử qua "Mùa xuân chín"

 Trong làn nắng ửng khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

 Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
 Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

 

Chiến thắng Ba Rài một nét son trong lịch sử - văn hóa Tiền Giang

Chiến thắng Ba Rài ngày 15-9-1967 có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tiến trình cách mạng miền Nam. Đây là trận đánh tiêu diệt sinh lực địch, tàu chiến và phương tiện chiến tranh của Mỹ nhiều nhất ở ĐBSCL.

Chiến thắng Ba Rài bẻ gãy chiến thuật "Thiết giáp hạm trên sông"

Từ tháng 3-1965, đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ ồ ạt đổ quân viễn chinh, quân đồng minh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Hướng đến một nền văn chương tốt đẹp

Phê bình văn học vốn vẫn là một thể loại văn chương thụ động, bởi theo nghĩa chung nhất, những sự cảm thụ và lượng giá về thẩm mỹ chỉ xuất hiện sau khi có đối tượng để thụ hưởng và phán xét; nói đơn giản, không có tác phẩm văn chương thì làm sao có phê bình văn học.

Tiểu thuyết lịch sử cần có “nhân vật lịch sử” hay không?

Trong mấy năm gần đây, xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương viết về đề tài lịch sử gây được ấn tượng trong lòng độc giả, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bàn cãi, trong đó nổi lên là vấn đề hư cấu nghệ thuật, vấn đề quan hệ giữa cái có thật và cái sáng tạo thêm của tác giả, liều lượng và tác dụng của chúng! Trong những quan hệ này nảy sinh một vấn đề quan: vai trò “nhân vật lịch sử” trong văn chương viết về đề tài lịch sử, hay nói một cách cụ thể là tiểu thuyết lịch sử cần có “nhân vật lịch sử” (những con người mà tên tuổi được ghi trong sử sách) hay không ?

Ông Địa trong tâm thức dân gian miền Nam

Ở Nam Bộ, Ông Địa thường được thờ chung với thần tài - vị thần được xem là đem tài lộc đến cho muôn nhà. Người ta đóng một cái trang để thờ hai ông, trang thờ này được đặt ở gian trước nhà và để dưới đất, đôi khi chỉ để ở một góc nào đó.

Trần Đông Phong - "Có tiền mà vong quốc thì không thể sống được"

Trước ngày tôi đến Nhật (với tư cách là người nghiên cứu thời gian ngắn), thầy tôi đã căn dặn: Khi đến Tokyo, em nhớ thăm mộ cụ Trần Đông Phong nhé. Tôi nhớ lời và có xin thầy bản đồ hướng dẫn đường đến nghĩa trang có mộ cụ ở Toshima.

Duyên và “Khúc tình buồn” của Nguyễn Tất Nhiên

Có người cắc cớ hỏi đố: Vì sao lại “thà như giọt mưa khô trên mặt... Duyên?” (Bài thơ “Khúc tình buồn” của Nguyễn Tất Nhiên được Phạm Duy phổ nhạc với tựa “Thà như giọt mưa”). Câu trả lời cũng... cắc cớ luôn: “Ai biểu Duyên không yêu tôi thì tôi xin làm giọt mưa... để được khô trên mặt nàng”.

Sự tích lễ Vu Lan và bông hồng cài áo

Không biết tự bao giờ, ngày lễ Vu Lan đã trở thành ngày trọng đại không thể thiếu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Nguồn gốc của ngày lễ có người biết, có người chưa biết nhưng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày này thì ai cũng thấu tỏ.

Văn hóa ứng xử qua trang phục phụ nữ miền Tây Nam Bộ

Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, có lẽ áo bà ba là bộ trang phục giản dị, nền nã nhất. Bên cạnh yếu tố dễ thích nghi, thuận tiện trong lao động sản xuất, chiếc áo bà ba, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Sự giao thoa ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam bộ

Nam bộ là một vùng đa văn hóa, là nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ nhiều thế kỷ với một mối giao lưu văn hóa rộng rãi và lành mạnh.

Ngay từ cuối thế kỷ XVII, ở Nam bộ đã có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Người Việt là dân tộc chủ chốt đã khai phá và đặt nền tảng quản lý hành chính, về phương diện quân sự cũng là lực lượng chủ chốt bảo vệ vùng đất Nam bộ.

Tiếp nhận và đồng cảm

Do hạn chế của thời đại, khoa học nghiên cứu văn học truyền thống chỉ đề cập đến các tiền đề chủ quan, khách quan của người sáng tạo và văn bản mà hoàn toàn không phát hiện ra vai trò của người tiếp nhận - một trong ba yếu tố cơ hữu, tạo nên tác phẩm văn học. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu đã đồng nghĩa tác phẩm với văn bản văn học và không nhìn thấy đời sống đa dạng, phức tạp nhưng đầy thú vị của tác phẩm.

Các tin khác