Nội dung Nét đẹp quê hương

Những người giữ hồn Nam Bộ

Trải qua bao biến thiên dâu bể, tưởng chừng như những nét văn hoá truyền thống đậm chất dân gian của miền sông nước Nam bộ chỉ còn lại trong ký ức của người già. Nhưng có những người con của mảnh đất này vẫn ngày đêm nỗ lực dồn công sức bảo tồn và lưu truyền tinh hoa nghệ thuật độc đáo cho thế hệ trẻ. Họ là những nghệ nhân dân gian…

Ghe chèo - Nét văn hóa vùng sông nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long. Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của nó giờ đây không đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một đặc trưng văn hóa.

Vòng quanh giếng nước Mỹ Tho

 Ngôn ngữ Nam bộ có sự phân định khá rạch ròi: Cống là chỉ hệ thống thoát nước trong thành phố, giếng được tạo ra từ việc đào hoặc khoan nhằm mục đích hút nước từ tầng chứa nước dưới đất...và rất nhiều dạng khác như ao, hồ, đìa, mương, độn, trấp, bưng, lung, láng...Song cũng có trường hợp ngoại lệ, như cống Huế là lại con rạch lớn và giếng nước Mỹ Tho là một cái hồ rộng, cho nên nó trở thành địa danh độc nhất vô nhị.

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Chợ nổi Cái Bè

Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú.

Cù lao Thới Sơn

Cù lao Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, là xã ven của thành phố Mỹ Tho. Cù lao Thới Sơn là một vùng trồng nhiều cây ăn trái. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường.

Ai về Chợ Giữa - Vĩnh Kim

Về Chợ Giữa - Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) vào những ngày này, đi đâu cũng bắt gặp niềm phấn khởi của người dân và chính quyền nơi đây trước Quyết định số 275/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 17-6-2009 về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Kim lên thị trấn đô thị loại V vào năm 2020. Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển của trung tâm tiểu vùng kinh tế III với đặc trưng là kinh tế vườn, trong đó chủ lực là cây vú sữa với thương hiệu nổi tiếng.

Di tích cách mạng CHIẾN THẮNG ẤP BẮC

Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 02 tháng 01 năm 1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Trại rắn Đồng Tâm

Trại rắn Đồng Tâm cách Tp. Mỹ Tho khoảng 9km. Là một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long.

Khám phá biển Tân Thành

Để “thay đổi không khí”, người Sài Gòn thường đến Tân Thành (Gò Công, Tiền Giang), vì ngoài tắm biển, thư giãn, họ còn được thưởng thức nhiều đặc sản biển hấp dẫn, nhất là khám phá cuộc sống của cư dân.

Di tích Gò Thành

Di tích Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200 m. Những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này; thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành. Cổng Khu di tích Gò Thành có kiến trúc theo phong cách Hindu khá ấn tượng. Bạn sẽ thấy các bảng chỉ dẫn, giới thiệu sơ lược về khu di tích này khắc hai bên cổng. Năm 1941, L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra di chỉ Gò Thành và sau đó ông đã thu thập được một số hiện vật. Do nhiều nguyên nhân, mãi cho đến năm 1988, khu di tích này mới được khai quật.

Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Hoàng gia

Lăng Hoàng Gia thuộc giồng Sơn qui, xã Long Hưng, thị xã Gò Công. Đường đi đến di tích bằng ôtô rất thuận tiện.

Lăng Hoàng Gia bao gồm mộ và nhà thờ dòng họ Phạm Đăng là thích lý của triều Nguyễn. Dòng họ Phạm Đăng đến đời thứ ba có ông Phạm Đăng Hưng làm quan dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Ông chính là cha của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, là ông ngoại của vua Tự Đức. Năm 1826, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây đền thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng gọi là Lăng Hoàng Gia.

Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Tứ Kiệt

Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai Lậy gồm: Nguyễn Thanh Long; Trần Công Thận (Trần Quang Thận); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy–Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Sau khi Bốn ông hy sinh ngày 14 tháng 2 năm 1871, nhân dân lập mộ và đền thờ tại Thị trấn Cai Lậy và để tỏ lòng tôn kính nhân dân gọi là Lăng Tứ Kiệt.

Di tích lịch sử dân tộc CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM - XOÀI MÚT

Rạch Gầm Xoài Mút là tên hai con rạch đổ ra sông Tiền, (một nhánh lớn của sông Mê kông). Rạch Gầm còn gọi là Ca răm (có nghĩa là con cọp); còn Xoài Mút từ tên gọi cây xoài hột, khi ăn chỉ mút hột của nó.

Di tích lịch sử dân tộc: Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận

Đền thờ Trương Định toạ lạc tại ấp 2, xã Gia Thuận, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Đền thờ thuộc loại hình di tích lịch sử dân tộc, nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc Trương Định-người có công khai phá mở mang vùng đất Gò Công. Ông là một trong những người lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống quân xâm lược Pháp trong giai đoạn đầu 1858-1864 trước sự nhu nhược của Triều Đình nhà Nguyễn.

Di tích kiến trúc: Đình Đồng Thạnh

Đình Đồng Thạnh được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, sơ khai đình được xây dựng bằng tre lá đơn sơ, vào những đầu thế kỷ XX, trước làn sóng văn hoá phương Tây, người dân đã phản ứng bằng cách trùng tu tái thiết các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng truyền thống nhằm bảo tồn di sản văn hoá của cha ông, trên cơ sở đó, đình Đồng Thạnh được nhân dân trong vùng đóng góp tiền của trùng tu đến năm 1914 mới hoàn thành và có qui mô đồ sộ, khang trang với lối kiến trúc có sự kết hợp độc đáo phong cách Đông-Tây, mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền và địa phương.

Huế ở Gò Công

Nói đến Gò Công, người ta nhớ ngay đến vùng đất của cây sơ ri, nơi cất tiếng chào đời của hai bà hoàng triều Nguyễn: Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị) Và Nam Phương (vợ vua Bảo Đại).

Di tích lịch sử dân tộc: Chiến Lũy Pháo Đài

Luỹ Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Di tích nằm ngay Cửa Tiểu trên cù lao Phú Tân nên đường đi đến chủ yếu bằng đường thuỷ hoặc đường bộ.

Di tích lịch sử dân tộc: Mộ Thủ Khoa Huân

Sau khi Thủ Khoa Huân mất, để tỏ lòng tôn kính nhân dân địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m, ngay Trường Tiểu học Mỹ Tịnh An. Năm 1995 được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tiền Giang Đền thờ Thủ Khoa Huân được dời về cạnh mộ của ông ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo. Từ đó có tên gọi Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân.

Đền thờ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân

Đền thờ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân có diện tích 3.500m2, tại ấp Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được xây dựng khá khang trang theo lối kiến trúc truyền thống, cách Ủy ban nhân dân xã 500m về phía Bắc và Quốc lộ 1A 3km về phía Đông.

Các tin khác