Làm gì khi con trẻ mắc quai bị?

Thời tiết chuyển giao giữa mùa xuân sang hè chính là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh quai bị nhất. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, nặng nhất là vô sinh.
Trẻ bị quai bị, tuyến dưới hàm sẽ sưng phồng lên.
Trẻ bị quai bị, tuyến dưới hàm sẽ sưng phồng lên.

Quai bị là bệnh gì?

Quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.

Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị

  • Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày.
  • Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
  • Tiếp đó, bước sang giai đoạn phát bệnh với các triệu chứng: sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn, ho hoặc sổ mũi, đau bụng, chán ăn... Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
  • Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to 1 hoặc 2 bên, trong vòng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức.
  • Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên.

Cách chữa trị quai bị

Khi có con trẻ mắc quai bị, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý các điều sau đây:

  1. Không cho trẻ vận động nhiều.
  2. Không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  3. Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
  4. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
  5. Tuyệt đối tránh gió.
  6. Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
  7. Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy... cần cho đi bệnh viện.
  8. Chườm nóng vùng góc hàm.

Quai bị không phải bệnh khó chữa, nếu chữa trị kịp thời bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tin: khoahoc.tv