Không khí ô nhiễm gây hại qua da nhiều hơn qua đường thở

Chúng ta đều cho rằng chất độc trong không khí ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ hô hấp, nhưng theo nghiên cứu mới nhất thì nhiều chất hóa học có khả năng thâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc với da nhiều hơn là qua đường hít thở. Mỗi hơi thở của chúng ta đều mang chất độc từ không khí ô nhiễm vào trong phổi tuy nhiên lượng chất độc mà máu hấp thụ từ phổi là rất ít. Bộ phận lớn nhất trên cơ thể chính là da và đây chính là cơ quan hấp thụ rất nhiều chất độc hóa học từ không khí. John Kissel chuyên gia môi trường của trường ĐH Washington cho hay "Da chính là nơi hấp thụ rất nhiều hóa chất ô nhiễm".
Một số chất hóa học nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc ngoài da. Những chất hóa học này tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, từ mỹ phẩm cho đến những sản phẩm nhựa dùng cho trẻ sơ sinh.
Một số chất hóa học nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc ngoài da. Những chất hóa học này tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, từ mỹ phẩm cho đến những sản phẩm nhựa dùng cho trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu đã cho thấy tốc độ xâm nhập cơ thể thông qua da là khá chậm tuy nhiên với quy mô tiếp xúc cho toàn cơ thể thì đây là một vấn đề lớn. Quá trình tích tụ sẽ dẫn đến lượng hóa chất độc hại tồn tại trong cơ thể ngày càng nhiều hơn.

Một nhóm chất hóa học đáng lo ngại là hóa chất gốc Phthalates (THAAL-ayts) được sử dụng nhiều trong dung môi và chất nền trong công nghiệp nhựa. Vì tính phổ biến của các sản phẩm liên quan mà phthatales đã được phát tán rất nhiều vào môi trường cũng như được phát hiện trong cơ thể người. Trẻ sơ sinh có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất này ngay khi còn trong bụng mẹ và đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của phthalates đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm hệ thần kinh và sinh sản.

Một thí nghiệm của các nhà khoa học Đan Mạch tiến hành trên 6 nam tình nguyện viên, được tiếp xúc với 2 loại phthalates là DEPH(diethylhexyl phthalate) và DBP (dibutyl phthalate). Mỗi tình nguyện viên sẽ được cho tiếp xúc với hai hóa chất này trong 2 ngày với 6h làm việc/ngày.

Các tình nguyện viên sẽ được tiếp xúc với không khi nhiễm phthalates (nằm trong giới hạn cho phép) thông qua da. Việc hít thở được khống chế bằng các mặt nạ để đảm bảo không khí sạch hoàn toàn. Đối với DEPH, lượng phơi nhiễm qua da tương đương với đường hô hấp còn với DBP thì tiếp xúc da khoảng 80% so với hít thở.

Charles Weschler, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu của trường ĐH Rutgers đã thông tin với tạp chí khoa học Environmental Health Perspectives vào tháng 10 vừa qua. Thí nghiệm phơi nhiễm trong vòng 6 giờ chưa phải là thời gian tối đa cho khả năng phơi nhiễm của Da để có được kết quả khách quan nhất. Vì theo tính toán, nếu thời gian phơi nhiễm kéo dài từ 30 - 40 giờ thì lượng phthalates nhiễm vào máu sẽ đạt cao gấp 6 - 8 lần so với đường hô hấp.

"Nghiên cứu đã được tiến hành rất cẩn trọng và chi tiết góp phần hiểu rõ hơn về các con đường phơi nhiễm chất hóa học trong môi trường ô nhiễm", Shanna Swan, Khoa dịch tễ học, Bệnh viện Sinai, New York, cho biết. Các dữ liệu mới đã giúp giải thích hiện tượng tăng cao nồng độ phthalates ở các trường hợp trẻ sơ sinh được chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện. Ở những khu vực chăm sóc đặc biệt này vật liệu nhựa có chứa Phthalates rất phổ biến, có thể đây là nguyên nhân chính của hiện tượng trên.

Trong thí nghiệm thứ hai, Glenn Morrison tiến hành phơi nhiễm với cùng điều kiện mà các nhà khoa học Đan Mạch đã thực hiện với quần áo cotton sạch và 1 trường hợp khác với quần áo cotton được phơi nhiễm trong điều kiện khí nhiễm phthalates khoảng 9 ngày. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quần áo sạch sẽ giúp giảm lượng phơi nhiễm phthalates so với quần áo đã phơi nhiễm hoặc không có quần áo.

Quần áo sạch giống như một tấm lá chắn bảo vệ da khỏi không khí ô nhiễm, tuy nhiên sau khi vượt qua được lá chắn này thì môi trường ẩm và nóng giữa da và quần áo lại chính là điều kiện rất tốt để chất hóa học thâm nhập vào da. Không phải hóa chất gốc phthalate nào cũng có khả năng thâm nhập vào da từ không khí, bù lại chúng có khả năng hòa tan vào các dung môi tiếp xúc với da như là sơn móng tay, kem chống nắng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số hơn 100 loại hóa chất tồn tại trong không khí hiện nay thì có tới hơn 30 loại có khả năng phơi nhiễm vào cơ thể qua da. Những hóa chất này rất phổ biến trong mỹ phẩm và công nghiệp tiêu dùng.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của những hóa chất trong không khí, các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên:

Tuyệt đối không sử dụng những đồ ăn, thức uống... bị các nhà sản xuất dùng DEHP làm chất phụ gia.

Cẩn thận khi dùng các sản phẩm nhựa, chất dẻo... là những sản phẩm có thể chứa các dẫn chất phthalate.

Không cho thức ăn quá nóng vào tô, chén, bao bì bằng nhựa chất dẻo... vì nhiệt độ quá nóng các phthalate dễ thổi ra. Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic...

Vì tác hại của các dẫn chất phthalate, hiện nay Nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP (DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả mỹ phẩm). Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP, hiện tiêu chuẩn DEHP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 8 ppt/kg thực phẩm, tiêu chuẩn của Mỹ là 6 ppt/kg thực phẩm, Việt Nam đang nghiên cứu và sớm ban hành ngưỡng chuẩn DEHP trong thực phẩm.

Nguồn tin: khoahoc.tv