Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải (30-04-1975), họ là những sinh viên học sinh còn rất trẻ với đầy nhiệt huyết và tài năng. Cùng với tinh thần xông xáo của tuổi trẻ, thế hệ nhạc sĩ Tiền Giang trưởng thành sau năm 1975 đã có nhiều đóng góp cho hoạt động văn hóa văn nghệ của tỉnh nhà với những giai điệu lạc quan, vui tươi ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, cổ vũ tinh thần hăng say học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới. Bốn mươi năm qua, họ đã trưởng thành và đạt được “độ chín” trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Hiện nay những gương mặt ấy tuy đang công tác ở nhiều cơ quan ban ngành khác nhau và cũng có người đã đến tuổi hưu, nhưng họ vẫn liên tục đóng góp cho phong trào âm nhạc Tiền Giang với nhiều tác phẩm đã được công chúng trong và ngoài tỉnh nhiệt tình đón nhận… Trong những ngày tháng tư lịch sử này, xin điểm lại một vài gương mặt nhạc sĩ tiêu biểu của Tiền Giang trưởng thành sau 1975.
Lê Ngân
Hội Nhạc sĩ VN tổ chức… Gần đây anh cũng đạt các giải cao về ca khúc do tỉnh Hậu Giang tổ chức và ca khúc của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Lê Ngân tham gia phong trào thanh niên xung kích thuộc Thành đoàn Mỹ Tho vào những ngày đầu giải phóng. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, anh về dạy học ở một vùng sâu thuộc huyện Cái Bè một thời gian khá dài. Trở về Mỹ Tho, anh công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cho đến nay. Trong thời gian đứng trên bục giảng, ở một vùng đất mới xa xôi còn nhiều khó khăn, đã tạo cho Lê Ngân nhiều xúc cảm trong cuộc sống, giúp anh cảm hứng trước bao đổi mới trên quê hương Tiền Giang. Hiện nay tuy bận rộn với công tác quản lý nhưng anh vẫn dành thời gian cho sáng tác. Những ca khúc của nhạc sĩ Lê Ngân luôn nhẹ nhàng mang tính tự sự nhưng giai điệu lại trong sáng, dễ đi vào lòng người. Ca từ của anh trau chuốt, ẩn dụ, có chiều sâu. Những ca khúc tiêu biểu của anh có thể kể đến như:
Chiều biển, giải C của Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN,
Bất chợt Cà Mau, giải II khu vực Đồng bằng sông Cửu long,
Trường Sa một góc quê hương, giải B Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Nam do
Nhạc sĩ Lê Ngân được tặng huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí và giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ Khoa Huân lần thứ I dành cho những cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật của tỉnh. Lê Ngân hiện là Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Ngô ngọc hùng
Ngay từ những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh tham gia vào phong trào thanh niên tình nguyện của sinh viên, học sinh thuộc Thành đoàn Mỹ Tho hướng dẫn các bài hát mới, bài hát cách mạng cho các xã, phường, trường học tại thành phố Mỹ Tho. Sau đó anh gia nhập vào lực lượng TNXP của tỉnh, cùng các đồng đội anh đã đi khắp các nông trường trong tỉnh và biên giới Tây Nam. Anh cùng các đội viên TNXP thuộc nhóm
“Ca khúc chính trị” được vinh dự cử đi phục vụ Đại hội Đoàn toàn quốc năm 1978 tại thủ đô Hà Nội sau khi nước nhà thống nhất. Khi giải thể lực lượng TNXP, anh về công tác tại Tỉnh đoàn Tiền Giang và được đại diện tuổi trẻ TG tham dự Festival Thanh niên quốc tế tại Bình Nhưỡng năm 1989. Sau đó anh về công tác tại Nhà Thiếu nhi tỉnh cho đến nay. Thời gian công tác tại Nhà Thiếu nhi đã tạo cho NS Ngô Ngọc Hùng nhiều tình cảm với đối tượng nầy, từ đó anh có nhiều bài hát hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Nhạc sĩ Ngô Ngọc Hùng còn tham gia biên tập các chương trình ca nhạc của đài PT-TH TG. Ca khúc của NS Ngô Ngọc Hùng khá đa dạng, từ thể loại thiếu nhi đến tình ca và những bài viết về quê hương, dân tộc. Anh có những bài hát tiêu biểu như:
Đêm Mỹ Tho, giải C khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
Đường chiều Mỹ Tho, giải nhất khu vực ĐBSCL,
Tự hào là người đội viên, giải III toàn quốc bài hát về Đội,
Nhớ thời áo trắng, giải nhất bài hát trong Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Nam do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức...
Nhạc sĩ Ngô Ngọc Hùng đã được tặng thưởng Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật, Huy chương Phụ trách giỏi và giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ Khoa Huân lần thứ I. Anh hiện đang công tác tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, là Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
VÕ QUANG ĐẢM
|
Ngay từ những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng, Võ Quang Đảm đã tham gia vào đội Thanh niên xung kích thuộc Thành đoàn Mỹ Tho, đi tuyên truyền, quảng bá những ca khúc cách mạng ở các xã, phường thuộc TP Mỹ Tho. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, anh về dạy học một vùng sâu, đời sống còn khó khăn thuộc huyện Cái Bè. Thời gian này đã tạo cho Võ Quang Đảm nhiều cảm xúc và anh đã có những sáng tác đầu tay của mình. Những ca khúc sau đó của anh được quảng bá rộng rãi trong những lần hội diễn văn nghệ trong và ngoài tỉnh, được công chúng biết đến. Sau đó anh về giảng dạy môn âm nhạc ở các trường như Tiểu học Thủ Khoa Huân, THPT Nguyễn Đình Chiểu và sau đó về công tác tại Sở GD và ĐT tỉnh Tiền Giang. Với quá trình đóng góp cho ngành giáo dục từ những ngày đầu miền Nam giải phóng, nhạc sĩ Võ Quang Đảm được vinh dự phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cùng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Trong ngành anh là người tận tụy cho công việc, ngoài đời anh là người tích cực, năng nổ cho phong trào. Sáng tác của NS Võ Quang Đảm khá đa dạng, anh vừa sáng tác cho thiếu nhi nhưng anh cũng có nhiều ca khúc về đề tài quê hương, đất nước. Những bài hát về quê hương của anh đã nói lên được tình cảm của những người ở vùng sông nước Tiền Giang tự hào với truyền thống cách mạng của mình. Giai điệu và ca từ trong bài hát của NS Võ Quang Đảm luôn giản dị, cân đối dễ đi vào lòng người. Anh có những tác phẩm tiêu biểu như:
Về Với Quê Anh, giải đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
Niềm Vui Người Giáo Viên, Về Làng Sen Quê Bác, Người Là Tấm Gương Sáng Mãi v.v là những tác phẩm đạt được giải cao của các ngành trong và ngoài tỉnh... Ngoài ra, nhạc sĩ Võ Quang Đảm còn được tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ Khoa Huân, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật.
NS Phạm Hồng Phong tham gia phong trào văn nghệ từ rất sớm. Anh đã có công thành lập và xây dựng đội văn nghệ phường I là đội văn nghệ tiêu biểu của TP Mỹ Tho trong nhiều năm liền, được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa. Nhạc sĩ Phạm Hồng Phong là người tận tụy với cơ sở, khi còn phụ trách văn nghệ ở phường, nhiều đêm anh mang đàn xuống tập hát, múa cho các khu phố để chuẩn bị hội diễn dù chỉ ở cấp phường. Anh đã mang không khí vui tươi, gần gũi đến với mọi người. Ngoài công việc ở phường, Phạm Hồng Phong còn dàn dựng nhiều chương trìnhđạt giải cao cho các ban, ngành trong tỉnh dự thi văn nghệ cấp toàn quốc, như hội diễn của ngành xăng dầu, ngành thương mại, ngành giáo dục v.v. Đặc biệt gia đình của nhạc sĩ Phạm Hồng Phong có hai người con đều đi theo con đường âm nhạc, đó là Vĩnh Thái hiện là chuyên viên âm nhạc của Sở GD và ĐT tỉnh và Vĩnh Thạnh hiện đang theo học thạc sĩ âm nhạc tại Nhạc viện TP HCM. Nhạc sĩ Phạm Hồng Phong còn có những bút danh khác như: Phạm Trần, Phạm Tiền Phong… Dù sáng tác mang bút danh nào, ca khúc của anh đều luôn mang nét sôi nổi, trẻ trung. Anh sáng tác không nhiều, chủ yếu ca khúc của anh đều phục vụ cho từng thời điểm chính trị, đặc biệt là cho cơ sở và các ban, ngành trong tỉnh. Những ca khúc tiêu biểu của NS Phạm Hồng Phong như: Thành phố tôi yêu - Huy chương bạc Hội diễn Văn nghệ do Bộ Văn hóa tổ chức, Những khách hàng thân yêu - Huy chương bạc Hội diễn văn nghệ do ngành Thương mại tổ chức, Mỹ Tho, thành phố đẹp xinh - Giải A hội diễn văn nghệ do TP Mỹ Tho tổ chức v.v…
ĐẶNG TRẦN ĐOÀNĐặng Trần Đoàn tham gia phong trào văn nghệ của TP Mỹ Tho từ những ngày đầu miền Nam được giải phóng. Ông nguyên là một nhà giáo, sau giải phóng ông công tác nhiều ngành khác nhau như Ban Tuyên huấn Thành ủy Mỹ Tho, Đài Phát thanh-Truyền hình TG… Ở ngành nào ông cũng mang nhiệt huyết của mình đóng góp cho phong trào văn nghệ ở cơ sở. Ca khúc của Đặng Trần Đoàn rất đa dạng và phong phú, ông viết cho nhiều ngành, nghề khác nhau trong tỉnh. Từ xã đến phường, từ xí nghiệp may, đến hợp tác xã công nghiệp, từ ngành y tế đến giáo dục, đều được ông đưa vào âm nhạc một cách nhuần nhuyễn, phục vụ kịp thời cho phong trào văn nghệ trong những lần hội diễn quần chúng. Âm nhạc của ông giản dị, trong sáng, lời thường được ông chọn từ những bài thơ mà ông tâm đắc. Với truyền thống cách mạng của gia đình, nên ca khúc của Đặng Trần Đoàn luôn lạc quan yêu đời và hướng về ngày mai tươi sáng của dân tộc, của đất nước. Tuy sắp bước qua tuổi 80, nhưng ca khúc của ông vẫn luôn trẻ trung, phấn khởi. Ngoài những bài hát về quê hương và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, ông còn sáng tác một số ca khúc thiếu nhi, được đông đảo các em yêu thích như:
Tiến lên từ truyền thống quê hương, Chúc xuân v.v… Một số ca khúc tiêu biểu của NS Đặng Trần Đoàn đạt giải cao như:
Mỹ Tho trong trái tim tôi, Tiến lên từ truyền thống quê hương, Tiền Giang nhớ mãi giọng hò v.v…