Di tích Nhà sàn cổ Buôn Đôn - Đắk Lắk

Buôn Đôn vốn là nơi định cư, sinh sống của một cộng đồng đa dân tộc, trong đó có sự cộng cư của nhóm dân tộc Lào, góp phần tạo nên sắc thái riêng của quê hương. Bên cạnh đó có sự hiện hữu một ngôi nhà gỗ mang đậm nét kiến trúc cổ điển của xứ sở hoa Chăm - Pa, như một minh chứng cho sự hòa nhập tích cực của họ trong đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhóm dân tộc anh em trên địa bàn.
Di tích Nhà sàn cổ Buôn Đôn - Đắk Lắk
Nhà sàn mang tính độc đáo ở chỗ là được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ, thiết kế theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào - Thái, có thể tháo rời từng phần. Tương truyền, ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 07/12/1883, do một nghệ nhân ngành mộc nổi tiếng người Lào tên là Khavivông Khămsao, trực tiếp đảm nhận thiết kế và xây dựng. Thời gian thi công kéo dài hơn 1 năm. Đến ngày 19/02/1885 ngôi nhà được hoàn chỉnh.

Ngày 19/3/1885 ngôi nhà được chính thức đưa vào sử dụng từ đó đến nay hơn 115 năm tuổi, được xem là một di sản văn hóa đáng trân trọng. Bởi qua đó, nó thể hiện sự chung sống bền vững của một cộng đồng đa dân tộc trong một môi trường đoàn kết… đồng thời nó tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc mang nét đặc thù riêng của Buôn Đôn trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn mang tính huyền thoại của Buôn Đôn ngày nay./.

Nguồn tin: website daktra